当前位置:首页 > World Cup

【vegalta】Sẵn sàng giải pháp ứng phó rủi ro khi nới room vốn ngoại

san sang giai phap ung pho rui ro khi noi room von ngoai

Ông Nguyễn Thành Long.

Xin ông cho biết mức độ cởi mở của việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài mới được Chính phủ ban hành?ẵnsànggiảiphápứngphórủirokhinớiroomvốnngoạvegalta

Trong lĩnh vực chứng khoán, việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã được Bộ Tài chính và UBCKNN thực hiện theo một lô trình thận trọng.

Trong giai đoạn 2000-2009, tỷ lệ này được áp dụng chung theo quy định của Chính phủ là 30%. Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định 55 (Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15-9-2009 về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam-PV) nâng mức tối đa ấy lên 49%.

Đến Nghị định 60 của Chính phủ vừa ban hành (Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán), Chính phủ tiếp tục nới tỷ lệ này.

Để đánh giá mức độ cởi mở của việc nới room tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể so sánh Nghị định 60 với Quyết định 55 hiện hành.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong Quyết định 55 được phân thành 2 nhóm rõ ràng gồm: 1 nhóm có quy định cụ thể theo luật chuyên ngành hoặc cam kết quốc tế; 1 nhóm được đặt tỷ lệ chung 49%.

Với Nghị định 60, việc áp dụng tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng phân làm 2 nhóm tương tự như trên nhưng mức độ sở hữu của nhóm 2 được thay đổi từ 49% lên mức độ tỷ lệ sở hữu theo quyết định của doanh nghiệp.

Như vậy, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vốn, tỷ lệ này có thể lên tới 100%. Điều đó thể hiện sự cởi mở rõ nét của quy định mới.

Đó là về các công ty đại chúng, còn các công ty chứng khoán và định chế tài chính trung gian thì sao, thưa ông?

Nghị định 60 cũng nêu rõ: Tỷ lệ sở hữu tại các công ty chứng khoán và các định chế trung gian trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo pháp luật chuyên ngành và cũng nới đến 100%. Quy định này có thể triển khai thực hiện ngay vì một số Thông tư hiện hành của Bộ Tài chính đã hướng dẫn rất cụ thể nội dung này.

Một số doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành tiếp tục áp dụng tỷ lệ sở hữu đã có trong các luật chuyên ngành hiện hành, kể cả có niêm yết trên thị trường chứng khoán, không cần đợi văn bản hướng dẫn Nghị định 60.

Ngoại trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện chưa có quy định cụ thê về tỷ lệ sở hữu, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các bộ, ngành liên quan để thống nhất tỷ lệ tạm thời là 49% như hiện nay. Khi các bộ, ngành có văn bản quy định chính thức thì sẽ tuân thủ theo quy định đó.

Ngoài những lợi ích, xin ông chia sẻ những rủi ro mà thị trường phải đối mặt khi nới room sở hữu cho nhà đầu tư ngoại?

Chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ đã thực hiện từ nhiều năm trở lại đây, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Rủi ro đối với dòng vốn nước ngoài là như nhau dù gián tiếp hay trực tiếp.

Nếu thống kê lại có thể thấy, từ khi Việt Nam có thị trường chứng khoán, dòng vốn nước ngoài vẫn liên tục tăng. Vào 2008 là hơn 6 tỷ USD và tới nay đã lên tới hơn 15 tỷ USD. Kể cả những thời điểm kinh tế khó khăn, khủng hoảng, thị trường của Việt Nam vẫn thu hút tích cực dòng vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, nhìn vào thông lệ quốc tế và thị trường một số quốc gia trong khu vực, nếu hệ thống quản trị rủi ro vi mô tại các định chế trung gian yếu kém hoặc hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các đòn bẩy tài chính và khung khổ các chính sách vĩ mô thiếu thận trọng thì chúng ta cũng có thể bị tác động từ dòng vốn nước ngoài.

Vậy UBCKNN đã tính đến những giải pháp nào để ứng phó với rủi ro, thưa ông?

Giải pháp quan trọng nhất là phải có chính sách tiền tệ linh hoạt theo tín hiệu thị trường. Cùng với đó là cần thực hiện cơ chế phối kết hợp giám sát chặt chẽ dòng lưu chuyển vốn bên cạnh việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro vi mô tại các định chế trung gian cũng như tại các doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

分享到: