【rennes đấu với strasbourg】Bông điên điển: Đặc sản mùa nước nổi
作者:Cúp C2 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-12 16:04:27 评论数:
Điên điển là cây hoang dã,đinđiểnĐặcsảnmanướcnổrennes đấu với strasbourg thường mọc ở vùng ngập nước, ao đầm, hay được trồng theo bờ ranh đất trống. Không cần đầu tư phân thuốc, mà cây vẫn phát triển nhanh và cho thu nhập khá.
Mùa lũ về cũng là thời điểm của mùa bông điên điển.
Đưa tay lau giọt mồ hôi trên vầng trán sạm đen, dì Sáu Hậu, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, nói theo kinh nghiệm của mình: “Hàng năm, cứ vào tháng 7, tháng 8 âm lịch, không cần coi con nước, cứ nhìn thấy điên điển trổ bông là người ta đã biết mùa nước nổi đang về. Mỗi mùa bông điên điển nở, nhiều người chống xuồng dọc theo kênh, rạch hái những chùm bông vàng rực để làm ra nhiều món ăn dân dã mà ngon như bông điên điển xào tép, nhân bánh xèo, bông điên điển chấm mắm kho, chấm nước cá, hay thêm chút mùi vị cho nồi lẩu, tô bún cá, bún riêu cua, bún nước lèo… Đặc biệt là món canh chua bông điên điển nấu với cá lóc, cá rô, cá linh… với vị ngọt từ cá, vị chua của me, hay cơm mẻ hòa quyện mùi thơm giòn của bông điên điển, chấm với nước mắm mặn pha ớt, muối ớt... khi ăn vào đều phải tấm tắc khen ngon”.
Với chút suy tư, dì Sáu Hậu nhớ về hoài niệm tuổi thơ của mình, nhất là mỗi năm khi mùa nước nổi nhìn dòng phù sa đỏ đục từ thượng nguồn đổ về. Dì luôn nhớ thứ mùi vị ngòn ngọt của loại bông dân dã, quê mùa mà ai cũng từng gắn bó và biết đến trong thời gian tuổi thơ của mình. Dì Sáu Hậu tâm sự: “Hồi đó, khi nước lũ về, là đồng ruộng quê tôi ngập sâu trong nước, cá tôm nhiều vô số kể, nhiều nhất là cá rô non xuất hiện đầu mùa theo nước vào sông rạch lớn dần lên sau vụ thu hoạch lúa trước mùa nước lũ. Cá lớn rất nhanh và mập béo vì lúc này thức ăn rất phong phú, cá rô to ba bốn ngón tay, người ta gọi cá “rô mề”, nhỏ hơn gọi là cá rô “mén”. Mẹ tôi thường làm món cá rô kho trái giác, vì trái giác có vị chua ngọt dôn dốt nếu chấm với gỏi chua bông điên điển thì khó có món nào sánh được”.
Đặc thù của bông điên điển là mỗi năm chỉ nở một lần vào mùa lũ, thời gian ra bông cũng không dài, chỉ khoảng 2-3 tháng. Nhận thấy nhu cầu thưởng thức ngày càng cao, trong khi cây điên điển mọc hoang dã không còn nhiều, ngày nay nhiều bà con đã tận dụng mặt đất ao mương xung quanh nhà để trồng điên điển, nhiều nhất là cây điên điển giống Thái Lan, vì giống này trổ bông và cho thu hoạch quanh năm. Có bông trái mùa nên các hộ trồng cũng bán được giá cao. Nếu như bông điên điển mùa nước nổi này có giá từ 35.000-40.000 đồng/kg thì bông điên điển mùa nghịch có giá từ 45.000-50.000 đồng/kg.
Cũng theo dì Sáu Hậu, trồng cây điên điển không tốn nhiều công chăm sóc như các loại cây trồng khác. Nếu như muốn cho cây ra bông mùa nghịch có năng suất cao, ngoài việc tưới nước thường xuyên thì cũng cần bón thêm cho cây điên điển một ít phân hữu cơ, hay phân NPK, để cây tăng tưởng tốt, mau trổ bông. Đây cũng là cách tận dụng diện tích đất bờ mương, bờ kênh bỏ trống, vừa chống được xói mòn, sạt lở đất, vừa có thêm phần thu nhập cho gia đình. Thường thì bà con mình hay chọn giống điên điển Thái Lan để trồng, vì giống này thân cây cao lớn, bông to và trổ bông quanh năm. Để giữ được hương vị tươi ngon của bông điên điển, nguời ta thường hái bông vào buổi chiều, vì lúc đó bông điên điển chỉ mới vừa hé nhụy, còn nguyên độ tươi ngon. Tuy là cây hoang dã đồng quê, nhưng bông điên điển đã mang hương vị thơm ngon, giòn rất ấn tượng.
Bài, ảnh: QUANG HẢI