Giai đoạn 1867-1900,ịThanhHnhthnhvphttriểnNngnghiệpthờiPhpthuộnhận định bóng đá dortmund nền nông nghiệp miền Hậu Giang nói chung và Cần Thơ, Rạch Giá nói riêng chuyển mình phát triển mạnh mẽ, theo đúng theo ý đồ “thực dân” của người Pháp khi đô hộ Nam kỳ. Giai đoạn 1867-1990, người Pháp tiến hành khai hoang các cánh đồng lớn giữa vùng Rạch Giá - Cần Thơ để canh tác lúa. Pháp chiếm trọn Nam Kỳ vào năm 1867. Buổi đầu, họ chỉ tập trung lo củng cố việc an ninh, hành chính chống lại các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy. Tại vùng Cần Thơ, Rạch Giá, công cuộc mở mang kinh tế chưa tiến hành được bao nhiêu. Trong khi đó, càng nhiều làn sóng di cư từ miệt trên xuống Rạch Giá, Cà Mau vừa xa lánh bọn “Tây, Tà”, vừa mong ước dựng xây cơ nghiệp nơi vùng đất mới, sau khi miệt trên đã khai phá gần hết đất. Theo các tư liệu lưu lại, sau 10 năm chiếm Tây Nam Kỳ (miền Hậu Giang) diện tích đất Rạch Giá 150.000 mẫu, mới khai thác được 1.948 mẫu, trong đó đất làm ruộng chỉ được 1.400 mẫu, dân đinh khoảng 10.000 người. Nhìn chung về nghề nông, kỹ thuật canh tác vẫn tiếp tục đà phát triển từ thời nhà Nguyễn, theo công thức “nhứt nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đất Hỏa Lựu cũng như tình trạng chung của tỉnh Kiên Giang, mỗi năm làm một mùa lúa, chủ yếu nhờ nước ngọt trời cho. Từ năm 1900, khi việc cai trị ổn định, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ đổi các hạt thành đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đây cũng là lúc người Pháp tiến hành công cuộc khai thác lớn miền Hậu Giang, theo các chính sách thực dân để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Pháp lập phòng Dinh Điền, mở các chi nhánh nhà băng (ngân hàng) Pháp tại Cần Thơ. Đồng thời, kêu gọi các công ty Pháp tới đầu tư khai thác nguồn lợi tại miền Hậu Giang, nơi còn hàng trăm ngàn mẫu đất hoang chưa khai mở. Thực hiện kế hoạch khai thác lớn nêu trên, Pháp tiến hành mở mang nông nghiệp theo các phương pháp canh tác hiện đại: Đào kinh bằng máy xáng nhằm tiêu thoát nước phèn mặn ngập úng; lấy nguồn nước ngọt từ sông Hậu về phục vụ canh tác. Tập trung hóa sản xuất nông nghiệp, lập các sở điền tư, điền hãng. Cơ giới hóa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa. Bên cạnh đó, cơ giới hóa khâu sau thu hoạch, đưa sản phẩm lúa gạo xuất khẩu. Lúc này, phía đất Cần Thơ, vùng Phụng Hiệp còn là cánh đồng sậy hoang vu, rộng lớn. Ở khoảng giữa Cần Thơ - Rạch Giá, về phía Tây (tức hai bờ Xà No thuộc đất huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Hậu Giang ngày nay) là cánh đồng hoang toàn năng, lác ngập nước quanh năm, ghe, xuồng đi lại khó khăn; phải “cỡi cỏ, đè bèo”. Vài nhánh rạch nhỏ nối từ các rạch lớn Ba Láng - Láng Hầm, nhưng không vô sâu bên trong được. Nhờ sự hiểm trở như kiểu “rừng thiêng nước độc” này, lực lượng nghĩa quân Đinh Sâm tập họp lại được, tiến về chợ Phong Điền nổi dậy, chặt đầu cai tổng Vĩnh (1868), khiến chính quyền thực dân Pháp phải khiếp vía. Từ tình hình trên, người Pháp tiến hành khai thác cánh đồng giữa Rạch Giá - Cần Thơ để thêm nhiều mối lợi. Ngoài khai thác trồng lúa, thu hút nhiều luồng dân cư tìm về, sẽ có điều kiện thuận lợi đảm bảo an ninh trật tự, trị an dài đến cả bán đảo Cà Mau và vịnh Xiêm La. VỊ THANH |