Gây ô nhiễm môi trường phải trả phí bảo vệ môi trường
Bộ Tài chính cho biết,ộTàichínhđềxuấtmứcthuphíbảovệmôitrườngđốivớikhíthảunion berlin đấu với bochum về cơ sở pháp lý của đề xuất này đó là, tại Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí quy định: Phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khí thải thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ.
|
Luật Phí và lệ phí quy định trách nhiệm của các Bộ: “... kiến nghị với Bộ Tài chính về mức thu, nộp, miễn, giảm, quản lý và sử dụng đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý”.
Bên cạnh đó, Luật BVMT quy định: Nguyên tắc gây ô nhiễm môi trường phải chi trả phí BVMT; phí BVMT áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; mức phí BVMT được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường để đề xuất danh mục cụ thể đối tượng chịu phí, phương pháp tính phí BVMT, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập đề án thu phí BVMT đối với khí thải và có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án Nghị định quy định thu phí BVMT đối với khí thải.
Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn, một số khu công nghiệp, làng nghề đang ngày càng suy giảm, tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, thiệt hại cho nền kinh tế, đe dọa tới môi trường.
Theo Bộ Tài chính, hiện ô nhiễm môi trường không khí, nhất là tại các đô thị lớn đang có xu hướng ngày càng gia tăng, có thời điểm chất lượng ô nhiễm môi trường không khí ở mức báo động. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do hoạt động xả khí thải của các cơ sở xả thải và phương tiện giao thông vận tải.
Hiện cả nước có khoảng 5,1 triệu xe ô tô và số lượng lớn xe máy đang lưu hành và có hàng chục khu tổ hợp, liên hợp trong đó tập trung nhiều dự án, loại hình sản xuất bauxite, gang thép, lọc hóa dầu, trung tâm điện lực, hàng ngày xả thải khối lượng lớn khí thải công nghiệp. Có gần 120.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 138 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chưa hoàn thành xử lý triệt để. Các cơ sở này phát sinh khối lượng lớn khí thải công nghiệp, bụi thải, tác động xấu đến môi trường.
Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, việc xây dựng Nghị định phí BVMT quy định đối với khí thải là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật phí đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn BVMT và nhằm từng bước nâng cao ý thức BVMT của tổ chức, cá nhân xả thải và toàn xã hội.
Cơ sở không phải quan trắc khí thải nộp phí 3 triệu đồng/năm
Dự thảo nêu rõ về phương pháp tính phí BVMT. Theo đó, căn cứ khoản 3 Điều 136 Luật BVMT, trên cơ sở đề xuất của Bộ TNMT, tại dự thảo Nghị định quy định phương pháp tính phí BVMT đối với khí thải.
Cụ thể như sau: Đối với cơ sở xả khí thải thuộc diện phải quan trắc khí thải (quan trắc thường xuyên, liên tục; quan trắc định kỳ): Người nộp phí phải khai, nộp phí theo quý; số phí phải nộp được tính theo công thức sau: F = f + C.
Bảo vệ môi trường vì một thế giới tốt đẹp hơn. |
Trong đó: F là tổng số phí phải nộp trong kỳ nộp phí (quý). f là phí cố định: 750.000 đồng/quý (3.000.000 đồng/năm). C là phí biến đổi, tính theo quý. C = CBụi + CSOx + CNOx + CCO.
Đối với cơ sở xả khí thải không thuộc diện phải quan trắc khí thải: Người nộp phí chỉ phải nộp phí cố định (3 triệu đồng/năm).
Về mức thu phí, đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải: nộp phí cố định + Phí biến đổi.
Mức thu phí biến đổi như sau: Bụi có mức thu là 800 đồng/tấn; NOx (gồm NO2 và NO) là 800 đồng/tấn; Sox là 700 đồng/tấn; CO là 500 đồng/tấn.
Tại dự thảo nghị định, Bộ Tài chính đã đề xuất mức phí ưu đãi để khuyến khích cơ sở xả thải áp dụng công nghệ hạn chế khí thải, BVMT.
Dự thảo Nghị định quy định mức phí ưu đãi như sau: Đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải, cơ sở xả khí thải có nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải thấp hơn 30% so với hàm lượng được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp: Mức thu phí bằng 75% số phí phải nộp tính theo công thức quy định.
Cơ sở xả khí thải có nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải từ 30% đến thấp hơn 50% so với hàm lượng được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp: Mức thu phí bằng 50% số phí phải nộp tính theo công thức quy định.
Tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí BVMT thu được vào NSNN. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do NSNN bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định.
Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP thì được trích để lại 25% trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí theo quy định, trong đó bao gồm chi kiểm tra định kỳ, đột xuất cơ sở xả khí thải, chi lấy mẫu, phân tích mẫu khí thải phục vụ hoạt động thu phí. Nộp 75% số phí thu được vào NSNN theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
Có ý kiến cho rằng, mức thu phí còn thấpTrước đó, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định và gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Thành viên Tổ Biên tập. Đây là lần trình thứ 2 của Bộ Tài chính. Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã nhận được ý kiến của 82 cơ quan, tổ chức, cá nhân. Về cơ bản các ý kiến nhất trí dự thảo Nghị định. Các thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng) có ý kiến: Mức phí BVMT đối với khí thải quá thấp, không tạo động lực thúc đẩy các tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ hiện đại, áp dụng các giải pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật Phí và lệ phí thì phí BVMT đối với khí thải là khoản thu nhằm góp phần bù đắp chi phí khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường không khí và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Mức phí BVMT xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường. Bộ TNMT chủ trì đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường để đề xuất danh mục đối tượng chịu phí, mức phí BVMT đối với từng đối tượng chịu phí BVMT gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì phần lớn các nước trên thế giới đều quy định thu một khoản tiền đối với xả một số chất gây ô nhiễm không khí nhằm mục đích BVMT. Hơn nữa, phí BVMT đối với khí thải là khoản thu lần đầu tiên được xây dựng, cần quy định mức thu hợp lý để từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ Tài chính giữ quy định như dự thảo Nghị định. |