Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP (Nghị định 147) về việc quản lý,ừngcungcấpdịchvụviễnthôngInternetvớithuêbaoviphạđăng nhập sin88 cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Nghị định đã bổ sung thêm một số trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông.
Theo đó, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm triển khai các biện pháp giám sát, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật; cung cấp thông tin thuê bao có dấu hiệu vi phạm pháp luật; ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật khi có yêu cầu; tham gia giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ Internet với các tổ chức, cá nhân.
Nghị định 147 cũng bổ sung thêm biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ TT&TT và Bộ Công an.
Theo Điều 80 của Nghị định 147, Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) là đầu mối chỉ đạo và giám sát tuân thủ đối với các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ lưu trữ web (hosting), dịch vụ trung tâm dữ liệu (data center) và các doanh nghiệp khác thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng.
Bộ TT&TT (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) và Bộ Công an (Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) là đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, Internet thực hiện từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, các dịch vụ khác đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng.
Trao đổi với VietNamNet về các điểm mới của Nghị định 147, đại diện một nhà mạng lớn cho biết hoàn toàn đồng tình với các quy định mới về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet.
“Chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước nên sẽ tuân thủ hoàn toàn các chỉ đạo của cơ quan quản lý, quy định của pháp luật về việc dừng dịch vụ hoặc thanh lý hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền”, đại diện nhà mạng này cho biết.
Chia sẻ với VietNamNet, bộ phận thanh tra, pháp chế của một nhà mạng lớn cho hay, khi có yêu cầu từ phía Bộ TT&TT và Bộ Công an về việc cung cấp thông tin hoặc tạm dừng cung cấp dịch vụ đối với khách hàng vi phạm pháp luật, đơn vị sẽ tuân thủ.
Đơn vị này cho rằng, chính sách quản lý của Nhà nước nghiêm cấm cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và quy định của pháp luật. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet sẽ luôn phải tuân thủ và chấp hành mọi quy định của pháp luật hiện hành.
“Nếu nhận được yêu cầu từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chúng tôi luôn sẵn sàng phối hợp ngăn chặn các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật trên mạng Internet. Việc xây dựng môi trường lành mạnh, bảo vệ người dùng là điều cần thiết để mang lại lợi ích cho khách hàng. Đây cũng là điều mà chúng tôi hướng tới”, vị chuyên gia pháp chế chia sẻ.
Chặn, gỡ hàng nghìn tài khoản, thông tin xấu độc trên Facebook, TikTokKhông chỉ các tài khoản, thông tin xấu độc bị chặn, gỡ, việc xử lý tình trạng phát tán tin giả trên các mạng xã hội thời gian qua cũng được tích cực triển khai.