Giá xăng dầu đồng loạt giảm “sốc” | |
Không tăng giá điện đến hết quý II | |
Giảm giá xăng dầu lần thứ tư liên tiếp |
Tính chung 5 kỳ điều hành từ đầu năm đến nay,áxăngdầugiảmsâunhưngdoanhnghiệpvẫnthankhókq trận inter giá xăng E5RON92 đã giảm tổng cộng 3.825 đồng/lít và giá xăng RON95-III giảm tới 4.178 đồng/lít. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tác động hạn chế
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 15/3, Liên Bộ Công Thương-Tài chính quyết định giảm mạnh giá toàn bộ các mặt hàng xăng dầu. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 2.290 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 2.315 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 1.750 đồng/lít; dầu hỏa giảm 1.830 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 1.353 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá: Xăng E5RON92 không cao hơn 16.056 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 16.812 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 13.035 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 11.846 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 10.501 đồng/kg.
Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ 5 liên tiếp giá xăng dầu được điều chỉnh giảm và mức giảm ở kỳ điều hành ngày 15/3 cũng ghi nhận là mức giảm “sốc” mạnh nhất. Tính chung 5 kỳ điều hành, giá xăng E5RON92 đã giảm tổng cộng 3.825 đồng/lít và giá xăng RON95-III giảm tới 4.178 đồng/lít.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) đánh giá: Từ đầu năm đến nay, dù giá xăng giảm 5 lần liên tiếp nhưng tác động tích cực không nhiều. Xăng giảm giá, người tiêu dùng được lợi, nói chung các ngành sản xuất sử dụng xăng cũng được lợi, vận tải được lợi nhưng ngành khai khoáng thì thiệt hại.
Riêng về góc độ tác động tới Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ông Nguyễn Đức Độ cho rằng, dù giá xăng có giảm, song CPI cũng vẫn cao bởi giá thịt lợn cao. Giá xăng giảm không tác động mạnh bằng giá thịt lợn bởi đây là mặt hàng có tỷ trọng rất lớn trong “rổ” tiêu dùng. Đó là chưa kể, giá thịt lợn có thể tăng trở lại trong thời gian tới.
Chia sẻ sâu hơn về câu chuyện giảm giá xăng dầu từ góc nhìn của nhà quản lý, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: Nguồn cung xăng dầu thế giới đang tăng nhanh, đẩy dầu mỏ thế giới bước vào cuộc chiến giá. Nhu cầu dầu mỏ cũng giảm mạnh, điển hình như Trung Quốc thông báo cắt giảm 20-25% nhu cầu sẽ càng đẩy giá xuống thấp.
“Giá dầu giảm mạnh có lợi cho người dân và một phần cho DN sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, một số DN xăng dầu, giá giảm lại rơi vào cảnh "chết dở sống dở" khi sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 40% so với bình thường. Lượng tồn kho xăng dầu khá lớn đã nhập trước đó ở mức giá cao đang tạo ra áp lực tài chính lên DN”, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước nói.
Ông Đông thông tin thêm, nhiều DN xăng dầu mong muốn ngân hàng hỗ trợ giãn nợ vì lỗ nhiều. Do đó, trong điều hành giá vừa phải đảm bảo lợi ích chung cho người tiêu dùng nhưng cũng phải tính toán để đảm bảo hoạt động cho các DN kinh doanh xăng dầu.
Giá xăng dầu đã giảm hết cỡ chưa?
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hải quan, nhiều DN tại TP HCM cho rằng, việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu sẽ có tác động nhất định đến các DN theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tác động ở mỗi lĩnh vực là khác nhau và cần có thời gian nhất định mới có thể đánh giá được cụ thể.
“Chi phí vận tải chỉ chiếm phần nhỏ trong chi phí sản xuất nên sẽ không có tác động nhiều tới DN”, ông Phan Văn Việt, Chủ tịch HĐQT, Công ty THHH Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hội Dệt may- Thêu đan TP
Còn theo các DN logictics, giá xăng dầu chỉ chiếm từ 30-40% chuỗi cung ứng dịch vụ logicstics, còn lại là các chi phí khác nên giá giảm cũng chỉ tác động một phần tới hoạt động này.
Ông Vũ Quang Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Bình Dương nhấn mạnh: “Khi giá xăng dầu giảm, Hiệp hội khuyến nghị các DN cân đối chi phí để giảm chi phí nhưng hiện nay DN đang gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên cũng chưa có phương án giảm chi phí”.
Từ góc độ của DN vận tải, du lịch, ông Nguyễn Đình Mười, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH TM-DV XNK Vina T&T bày tỏ quan điểm: “Với DN chuyên ngành vận tải và kinh doanh du lịch, giá xăng dầu chiếm phần quan trọng trong chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng dịch Covid-19, lượng khách sử dụng dịch vụ sụt giảm mạnh nên việc giảm giá xăng dầu cũng không giải quyết được nhiều khó khăn cho DN”.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện tại trong giảm giá xăng dầu là liệu giá xăng dầu đã giảm hết cỡ chưa? Đáp lại câu hỏi này của phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Đức Độ nhấn mạnh: Giá xăng giảm như hiện nay chưa phải là hết cỡ vì trong kỳ điều hành giá xăng dầu vừa rồi, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vẫn được trích lập.
“Hiện nay lạm phát vẫn ở mức trên 5%, tôi cho rằng trong nửa đầu năm không nên trích quỹ mà tập trung giảm giá, khi nào lạm phát xuống mức dưới 4% có thể xem xét tiếp”, ông Nguyễn Đức Độ nói.
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều ngày 15/3, Liên Bộ Công Thương-Tài chính quyết định trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 ở mức 200 đồng/lít; xăng RON95, dầu hỏa và dầu diesel ở mức 800 đồng/lít; dầu mazut trích lập ở mức 100 đồng/kg; không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các loại xăng dầu. Trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 15/3, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại các nước trên thế giới nên giá xăng dầu có biến động có tăng và giảm nhưng xu hướng chung là giảm. Cụ thể, giá bình quân các sản phẩm xăng dầu ở mức: 48,692 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 13,53 USD/thùng); 50,350 USD/thùng xăng RON95 (giảm 13,84 USD/thùng); 52,235 USD/thùng dầu diesel 0.05S (giảm 11,52 USD/thùng); 50,400 USD/thùng dầu hỏa (giảm 12,09 USD/thùng); 232,596 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (giảm 69,86 USD/tấn). |