Tham dự buổi diễn tập thực chiến có ông Trần Văn Dũng,ềnGiangtổchứcdiễntậpthựcchiếnđảmbảoantoànthôngtinmạlyon đấu với rennes Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang; ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu không gian mạng Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; các công chức, viên chức thuộc các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin cấp tỉnh, huyện...
Thành viên tham gia diễn tập thực chiến an toàn thông tin được chia thành 2 đội gồm: Đội tấn công (được chia thành 17 đội thành viên) sử dụng các phương pháp, kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao để thực hiện việc dò quét, khai thác các điểm yếu trên hệ thống mục tiêu.
Đội phòng thủ (gồm các chuyên viên, kỹ sư về công nghệ thông tin) có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của “bên tấn công”, sử dụng các công cụ, kỹ thuật để phát hiện và đánh chặn kịp thời các hoạt động xâm nhập. Mục tiêu được ban tổ chức lựa chọn là Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Tiền Giang đã đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử gồm 1 cổng chính, 201 cổng thành phần (18 sở, ban, ngành tỉnh; 11 Ủy ban nhân dân cấp huyện; 172 Ủy ban nhân dân cấp xã) và có các cơ quan ngành dọc, đoàn thể và trường học đã tạo kênh giao tiếp giúp cho người dân và doanh nghiệp với chính quyền, thực hiện các nhu cầu về thủ tục hành chính được thuận lợi.
Trên các Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị đều có liên kết đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, cổng dịch vụ công của tỉnh có chức năng thống kê kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cho phép người dân và doanh nghiệp tra cứu tình trạng và kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, nộp hồ sơ trực tuyến.
Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính của đơn vị mình đáp ứng yêu cầu khai thác thông tin và giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, người dân và doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin, các chuyên mục trên trang thông tin điện tử của các đơn vị cơ bản đáp ứng theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ.
Hệ thống đã kết nối liên thông 4 cấp với Văn phòng Chính phủ, đáp ứng việc trao đổi văn bản điện tử giữa tỉnh với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham gia trên trục liên thông của Chính phủ.
Đối với hệ thống thư điện tử công vụ, đã có trên 11.210 tài khoản được cấp cho các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức đạt 100%. Về ứng dụng chữ ký số, đến nay, tỉnh đã cấp 2.565 chữ ký số (bao gồm 327 chữ ký số tổ chức và 2.238 chữ ký số cá nhân). Tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt 95%.
Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai giải pháp phòng, chống mã độc tập trung bảo vệ cho các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Hệ thống phòng, chống mã độc tập trung toàn tỉnh với 02 máy chủ và 4.130 máy trạm được cài đặt phần mềm diệt virus tập trung đạt 100%. Hạ tầng mạng LAN, WAN: 100% cơ quan hành chính Nhà nước có mạng nội bộ (LAN), kết nối mạng diện rộng của tỉnh (WAN), kết nối Internet băng rộng. Tỷ lệ máy tính được kết nối Internet đạt 100%.
Hạ tầng công nghệ thông tin có tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, xã của tỉnh Tiền Giang đến nay đạt 100% (7.695/7.695) tất cả các máy tính được kết nối Internet; mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp đến 100% huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh...
Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian tới đơn vị tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành gắn với cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp: 100% các văn bản, tài liệu không mật trình Ủy ban nhân dân tỉnh dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy); 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy). 100% cán bộ, công chức cơ quan Nhà nước được cấp và sử dụng hộp thư điện tử trong công việc. 100% hồ sơ khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp nộp qua mạng ở mức độ 4.
Hơn 300 cán bộ ngành hàng không được đào tạo an toàn thông tin
Từ năm 2022 đến nay, hơn 300 cán bộ, nhân viên trực thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về an toàn thông tin.