Nghị quyết số 45/2022/QH15,ầnThơdựkiếnpháthànhtráiphiếuchínhquyềnđịaphươngđểthựchiệncácdựántrọngđiểkingston city ngày 11/2/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ, tại Điều 3 đã quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thành phố về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước.
Trong đó, TP. Cần Thơ được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách Thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Theo UBND TP. Cần Thơ, dự kiến đến cuối năm 2023, tổng dư nợ của Thành phố là 2.556,343 tỷ đồng (nếu giải ngân hết số kinh phí theo kế hoạch vay năm 2023 được giao), bằng 42,50% so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (hạn mức vay của Thành phố tương đương khoảng 6.015 tỷ đồng).
Năm 2024, dự kiến số dự toán thu nội địa của TP. Cần Thơ là 11.612 tỷ đồng, khi đó số thu ngân sách địa phương được hưởng là 11.115 tỷ đồng, tương ứng với tổng mức dư nợ tối đa của thành phố là 6.669 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Thành phố tiếp tục thực hiện Dự ánPhát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị có sử dụng vốn vay lại từ nguồn Chính phủ vay ODA với số tiền khoảng 1.320,532 tỷ đồng và dự kiến thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với số tiền 1.000 tỷ đồng để triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn.
Như vậy, tổng dư nợ vay dự kiến đến cuối năm 2024 của TP. Cần Thơ không vượt quá hạn mức dư nợ cho phép (4.772,175 /6.669 tỷ đồng).