搜索

【bong da wap.comvn】TPP: Sức ép để thay đổi

发表于 2025-01-13 14:23:21 来源:88Point

tpp suc ep de thay doi

Đại diện 12 nước tham dự hội nghị.

Thách thức từ “thứ hạng bét”

Chưa khi nào việc kết thúc đàm phán một hiệp định thương mại tự do (FTA) lại có sức “nóng” như lúc này. Bởi lẽ,ứcépđểthayđổbong da wap.comvn TPP được đánh giá là một FTA thế hệ mới, FTA của thế kỷ 21. Với các kết quả đàm phán đã đạt được, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia Hiệp định.

Ông Phạm Tất Thắng:

Nếu WTO là quy định phạm vi cho toàn cầu trên nguyên tắc cơ bản nhất như thuận lợi hóa, công bằng, không phân biệt đối xử thì những nguyên tắc này được nâng lên mức cao hơn ở TPP. Trong TPP có nhiều vấn đề mà WTO và các FTA khác chưa đề cập đến như: Chi tiêu Chính phủ, sở hữu trí tuệ, tổ chức nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động… Điều này làm cho tác động của TPP toàn diện hơn, mạnh mẽ hơn so với WTO.

Với Việt Nam, TPP là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất, có thể đem đến những cơ hội rất lớn cho Việt Nam tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn chiếm tới 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu. Theo đó, Hiệp định này sẽ mở cho Việt Nam một thị trường XK rộng lớn, trong đó, các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như may mặc, da giày sẽ có mức thuế bằng 0%. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đánh giá, những lợi thế của Việt Nam khi Hiệp định TPP có hiệu lực có thể nhìn thấy ngay như: Thị trường mở rộng hơn, thuế quan giảm, có những mặt hàng thuế bằng 0%, dễ dàng tìm kiếm những thị trường mới. Người dân Việt Nam cũng được hưởng lợi rất lớn, sẽ mua được nhiều hàng hóa rẻ.

Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, TS. Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, TPP quan trọng với Việt Nam bởi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất trong 12 thành viên của TPP, đòi hỏi Việt Nam phải vươn lên theo xu hướng của nhân loại, toàn cầu. Bên cạnh đó, trong 11 đối tác của TPP, có 4 đối tác Việt Nam chưa có FTA gồm: Mỹ, Canada, Mexico, Peru. Khi có TPP đương nhiên Việt Nam đã có FTA thêm với 4 quốc gia- những thị trường mới mở ra cơ hội cho việc XK của Việt Nam. Hơn nữa, TPP sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam nhập được nguồn công nghệ từ Mỹ, Nhật Bản, Canada…

Với bất kỳ một FTA nào cũng có thách thức song phần khó khăn, phần bất lợi cho Việt Nam trong TPP như thế nào thì đến nay, theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, vẫn chưa có một nghiên cứu hay thống kê về những rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt. Chuyên gia Ngô Trí Long thẳng thắn nói: “TPP thách thức gấp bội lần so với những hiệp định khác, nếu chúng ta không nhìn thấy khó khăn, thách thức thì sẽ thua cuộc”.

Theo ông Long, các nhà đầu tư không nên quá lạc quan vào TPP, không nên chỉ nhìn thấy cơ hội mà bỏ qua đánh giá về khó khăn thách thức. Có thể nhìn thấy, TPP có sự góp mặt của các cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới. So sánh tương quan giữa 12 nước thành viên, Việt Nam có thể là nước kinh tế yếu hơn cả. Trong khi, với một sân chơi chung và luật chơi chung, nước yếu hơn vừa có cơ hội nhưng vừa phải chịu khó khăn lớn nhất, thậm chí khó khăn gấp bội lần.

Mặt khác, TPP không giống như các hiệp định song phương và đa phương khác ở lộ trình thực hiện. Các hiệp định đều có thời hạn một đến nhiều năm để các thành viên chuẩn bị tham gia theo từng lộ trình. Với TPP, 90% cam kết đều được thực hiện ngay lập tức. Đây là một khó khăn cho nhiều DN Việt Nam khi các DN đang trong giai đoạn nâng cao sức cạnh tranh trên sân chơi quốc tế. “Trong sân chơi chung, Việt Nam là nền kinh tế ‘đứng thứ bét’, nếu không cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh thì chắc chắn thua ngay tại sân mình”, ông Long nói.

Ông Thắng cũng nhấn mạnh đòi hỏi Việt Nam phải cố vươn lên nếu không sẽ bị tụt lại. Theo đó, TPP đòi hỏi sức ép để thay đổi thể chế, có một số ngành hàng bị rơi vào thế cực kỳ bất lợi như chăn nuôi. “Nếu chúng ta nhận thức được để chuyển sang hướng mới thì mới thoát được thực trạng đó”, ông Thắng nhận định.

Một thách thức nữa đối với Việt Nam được vị chuyên gia này chỉ ra là việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ. Từ trước đến nay, việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn lỏng lẻo nên nảy sinh tình trạng ăn cắp bản quyền, hàng giả, hàng nhái tràn lan. “Vào TPP chúng ta không thể hành xử như cũ mà phải siết chặt. Điều này sẽ động chạm đến một số thói quen làm ăn tùy tiện nhưng nếu làm tốt thì có lợi về mặt lâu dài”, ông Thắng quả quyết.

Khi nào TPP sẽ có hiệu lực?

Nhiều chuyên gia đánh giá, TPP mới chỉ dừng ở việc kết thúc đàm phán, chưa có hiệu lực ngay, phải chờ các cơ quan lập pháp của 12 nước thành viên phê duyệt. Phía Việt Nam cũng còn phải trình Quốc hội để xin ý kiến. Tuy nhiên, theo ông Thắng, phía Việt Nam không quá khó khăn. Bởi lẽ, Quốc hội, Chính phủ đều theo sát quá trình đàm phán khi trình ra có thể không có gì vướng mắc, 11 quốc gia còn lại mới là vấn đề. Đặc biệt với Mỹ, Nhật Bản hay Australia còn phải xin ý kiến của Nghị viện. “Với lộ trình như hiện nay, chắc phải đến năm 2017 TPP mới có hiệu lực”, ông Thắng nhận định.

Như vậy, Việt Nam sẽ có thời gian chuẩn bị như thay đổi về xuất xứ các nguyên liệu, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đặc biệt là đẩy nhanh cải cách thể chế, tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể đẩy lùi những thách thức. Theo ông Thắng, sự thay đổi về thể chế phải được điều chỉnh theo nền kinh tế thị trường nhưng khi vào TPP tốc độ đó phải đẩy nhanh chứ không thể “dềnh dàng” như trước. Cần đảm bảo tính công bằng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. “Lâu nay, chúng ta luôn ưu đãi DN Nhà nước nhưng bộ phận này đang để lại gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Phải cắt bỏ, phải điều chỉnh ‘khối u’ này!”, ông Thắng nói.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bong da wap.comvn】TPP: Sức ép để thay đổi,88Point   sitemap

回顶部