SCIC thoái vốn trọn lô 3,đạtlợinhuậngầntỷđồngtrongthángđầunăty le keo bd anh15 triệu cổ phần tại CTCP Tập đoàn Vinacontrol SCIC bán đấu giá hơn 6,7 triệu cổ phần CTCP Sách Việt Nam để thoái vốn Hợp tác, xây dựng doanh nghiệp nhà nước là đầu tàu và “giàu sức sống” |
Tổng công ty Sông Đà là 1 trong 7 doanh nghiệp do SCIC nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên. Ảnh: ST |
Lợi nhuận trước thuế lũy kế ước đạt 5.369 tỷ đồng, tương ứng 80,2% kế hoạch năm và bằng 167,31% năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.989 tỷ đồng, tương ứng 76,63% kế hoạch năm và bằng 161,83% so với năm trước. Nộp thuế là 95 tỷ đồng. Giải ngân đầu tư là 479 tỷ đồng.
Cũng trong nửa đầu năm, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 1 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Xây lắp điện Quảng Nam với vốn nhà nước là 5,4 tỷ đồng trên vốn điều lệ là 27 tỷ đồng.
Công tác bán vốn được SCIC chủ động triển khai và đẩy mạnh. Kết quả, SCIC đã bán thành công 2 doanh nghiệp với tổng doanh thu 181 tỷ đồng, đạt 8,3% kế hoạch.
Về công tác quản trị doanh nghiệp, lũy kế đến 30/6/2024, danh mục doanh nghiệp của SCIC có 112 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 53.306 tỷ đồng/tổng số vốn điều lệ là 182.891 tỷ đồng.
SCIC cho biết sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ đông nhà nước, tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp trong danh mục, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty có quy mô vốn lớn, mới tiếp nhận có tình hình tài chính phức tạp.
Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 phê duyệt “Kế hoạch sắp xếp lại và Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2025".
Theo Quyết định, SCIC tiếp tục duy trì là Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn đến năm 2025. Doanh nghiệp do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ như hiện tại (gồm 1 doanh nghiệp) là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đầu tư SCIC. 7 doanh nghiệp do SCIC nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên: Công ty TNHH hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền; Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP; Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải; Công ty Cổ phần Cảng Quảng Bình; Công ty Cổ phần Cảng Thuận An (thực hiện thoái vốn sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận); Công ty Cổ phần Phim Giải Phóng; Tổng công ty Sông Đà - CTCP. |
Mục tiêu là cơ cấu lại SCIC đảm bảo hợp lý, phát huy vai trò chủ đạo là doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh vốn theo quy định; thực hiện đầu tư kinh doanh vốn vào doanh nghiệp, dự án theo cơ chế thị trường trong các ngành, lĩnh vực Nhà nước cần tiếp tục nắm giữ chi phối hoặc các doanh nghiệp, dự án trong các ngành, lĩnh vực mà nhà nước không tiếp tục nắm giữ chi phối trong giai đoạn này nhưng có đóng góp quan trọng với chuỗi giá trị của SCIC như: công nghệ, thị trường, tài chính, nguồn thu cổ tức hằng năm, sử dụng nhiều lao động, có nhiều cơ sở đất đai,..; đồng thời, khai thác tốt các cơ hội đầu tư trong nước và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
Một số chỉ tiêu chủ yếu được Quyết định đặt ra bao gồm: doanh thu bình quân hằng năm đạt 9.400 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế bình quân hằng năm đạt 6.700 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân hằng năm đạt 10%; rỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) bình quân hằng năm đạt 9,6%, nộp ngân sách nhà nước bình quân hằng năm đạt 5.400 tỷ đồng.