TheềmẩnnhiềurủirokhixuấtkhẩucausangthịtrườngTrungQuốctăngmạnhận định malaysiao báo cáo tổng hợp từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), trong tháng 8/2024, xuất khẩu cau của Việt Nam đạt 9,28 triệu USD, tăng 1.240% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 8 tháng của năm 2024 đạt 21,2 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 51,3%. Cau trở thành mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 13 của Việt Nam trong 8 tháng qua; đứng trên cả hạt hạnh nhân, quả vải, macca và chôm chôm.
Theo Tridge, công ty hàng đầu của Hàn Quốc về phân tích dữ liệu ngành nông nghiệp và thực phẩm, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cau chính của Việt Nam. Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu tổng giá trị 5,13 triệu USD (hơn 130 tỷ đồng) sang Trung Quốc. Tuy nhiên, sản lượng cau tại đảo Hải Nam của Trung Quốc năm nay đã giảm mạnh do dịch bệnh và bão, dẫn đến việc nước này tăng cường nhập khẩu cau từ Việt Nam. Giá cau tại Trung Quốc đã đạt đỉnh 270.000 đồng/kg vào giữa tháng 10, nhưng đã hạ nhiệt xuống còn 220.000 đồng/kg vào ngày 25/10.
Tại các huyện Nghĩa Hành và Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), giá cau tươi hiện chỉ còn dao động khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg. Các thương lái thu mua cầm chừng và giá cả thay đổi theo ngày khiến nhiều người lo lắng. Những điểm thu mua cau dọc đường hạ bảng hiệu, đóng cổng ngừng mua.
Ở huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), nơi được mệnh danh là "xứ ngàn cau" với hơn 1.000 ha, tình trạng thu mua cũng bị chững lại. Một số đại lý cho biết, thương lái Trung Quốc hiện chỉ thu mua cau đẹp để sấy, trong khi phần lớn lò sấy đã tạm ngừng hoạt động do không còn đơn hàng từ Trung Quốc.