Các nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam có tỷ lệ hoạt động trong quý I/2019 chỉ khoảng 50%. |
Mới đây,útvốnđầutưCảnhgiáckiểmsoátchặtdựánkémchấtlượnhận định bóng đá kèo nhà cái 2 tỉnh Tiền Giang đã chấp thuận đầu tưDự ánSản xuất thép không gỉ cán nguội của nhà đầu tư Yong Jin Mental (Trung Quốc) với số vốn hơn 3.000 tỷ đồng, sau khi dự án này bị từ chối chấp thuận đầu tư tại tỉnh Đồng Nai do địa phương này quan ngại về tình trạng nguồn cung thép vượt xa cầu và vấn đề môi trường.
Việc cấp phép này đã gây nhiều lo lắng cho các doanh nghiệpsản xuất thép trong nước. Bởi lẽ, trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút đầu tư không nên “ham” các dự án cam kết đầu tư lớn mà coi nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường. Đồng thời, không thể không tính toán một cách toàn diện các khía cạnh kinh tếcủa một dự án đầu tư, bao gồm hiệu quả đầu tư, khả năng đáp ứng về hạ tầng với dự án…
Có cần thiết đầu tư thêm dự án thép?
Sau khi nhận được đơn yêu cầu xem xét của các doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ xoay quanh dự án đầu tư nhà máy sản xuất của Công ty YongJin Metal tại Khu công nghiệp Long Giang (tỉnh Tiền Giang), Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) bày tỏ quan điểm đồng tình trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.
Theo VSA, hiện nay, điểm nổi bật của ngành thép toàn cầu, trong đó có Việt Nam, là dư thừa nguồn cung thép, gây ra sự bất ổn của thị trường. Các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ thương mại, chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế... đã được áp dụng đồng loạt ở nhiều quốc gia đối với các sản phẩm thép có xuất xứ Trung Quốc.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã thực hiện tái cấu trúc ngành công nghiệp thép trong nước và chuyển dần năng lực dư thừa bằng hàng loạt dự án đầu tư ra ngoài nước, trong đó có khu vực ASEAN và Việt Nam. Vì vậy, việc Công ty YongJin Metal hai lần xin phép đầu tư tại Đồng Nai (năm 2017 và 2018), nhưng bị từ chối và chỉ sau 8 tháng, công ty này đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư tại Tiền Giang là một hiện tượng cần quan tâm.
VSA nhất trí với kiến nghị của các nhà sản xuất về việc xem xét đánh giá tác động của việc cấp phép đầu tư cho Dự án Sản xuất thép không gỉ cán nguội của Công ty YongJin Metal, để tránh phát sinh thêm những bất ổn dư thừa nguồn cung trong nước.
Tổng công suất thép xây dựng của cả nước hiện khoảng 18 triệu tấn, nhưng mức tiêu thụ trong năm 2018 chỉ khoảng trên 10 triệu tấn. Bên cạnh đó, nhu cầu thép không gỉ cán nguội trong nước chỉ khoảng 500.000 tấn/năm, trong khi khả năng cung cấp của các dự án đang hoạt động lên đến hơn 700.000 tấn/năm.
Theo thống kê, các nhà máy sản xuất có tỷ lệ hoạt động trong quý I/2019 chỉ khoảng 50%. Dự kiến, cuối năm nay, khi các nhà máy đang được xây dựng đi vào hoạt động, tổng sản lượng thép không gỉ cán nguội có thể cung cấp ra thị trường lên đến trên 900.000 tấn. Khi đó, tình hình cung vượt cầu càng nghiêm trọng hơn.
Còn theo số liệu thống kê từ VSA, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ sản xuất đạt trung bình 63% công suất, thấp hơn so với mức huy động công suất bình quân của thế giới (khoảng 76,9%).
Quan ngại về môi trường và công nghệ
Theo ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, việc cấp phép cho các dự án đầu tư sản xuất thép nói chung và thép không gỉ nói riêng cần xem xét cụ thể trên cơ sở tình hình thị trường khu vực và thế giới, đồng thời, cần đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.
“Sản phẩm dư thừa không chỉ khiến các doanh trong nước có nguy cơ phá sản, mà còn đưa lại hậu quả chung cho nền kinh tế. Tương tự như việc sản phẩm Trung Quốc mượn xuất xứ Viêt Nam sẽ đưa đến nguy cơ ngành hàng của Việt Nam cũng bị áp thuế phòng vệ thương mại”, ông Long cảnh báo.
Đáng lưu ý là, nguồn vốn đến từ Trung Quốc tăng mạnh, đạt 2 tỷ USD ở tất cả hợp phần mà riêng phần đăng ký cấp mới là 1,56 tỷ USD, tăng 450% so với con số 280 triệu USD cùng kỳ năm 2018. Tính đến hết tháng 5/2019, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về vốn FDI đăng ký mới.