游客发表
Đến thời điểm này,ướcchuyểnđotạonghềket qua buriram công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã đạt trên 50% so với chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.
Hơn nửa nhiệm kỳ qua, công tác đào tạo nghề đạt trên 50%.
Học xong có việc
Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành thú y vào năm 2017, anh Danh Bối, lớp thú y 8B, Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh đã tìm được công việc phù hợp với ngành mình đã học. Công việc anh đang làm là chăm sóc và nuôi dưỡng heo tại Công ty Chăn nuôi Hòa Phước. Với công việc được giao, anh Danh Bối có mức thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng (công ty lo ăn và ở). Không chỉ có thu nhập ổn định mà anh còn thường xuyên giới thiệu học sinh ở trường vào thực tập và làm việc tại công ty. Anh Danh Bối bộc bạch: “Sau khi tốt nghiệp, tôi được nhà trường giới thiệu vào làm ở Công ty Chăn nuôi Hòa Phước, nhờ đó có việc làm ngay. Tôi đã có thể tự nuôi sống bản thân, đồng thời phụ giúp gia đình, tôi cảm thấy rất vui”.
Anh Danh Bối chỉ là một trong số nhiều học sinh của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh tìm được việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp ra trường. Theo ông Trần Văn Trung, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh, để tạo việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường, nhà trường đã liên kết với một số công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để cung ứng lao động. Năm 2018 này, nhà trường liên kết với các công ty như Công ty Viễn thông FPT chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang, Công ty May Đại Triển, cơ sở Bách Nghệ, Công ty Chăn nuôi Hòa Phước… với các nghề đào tạo như quản trị mạng máy tính, kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, may thời trang, điện công nghiệp, thú y, kế toán… Học sinh sau khi được nhận vào làm có mức lương từ 3 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài sự chủ động của các trường, nhằm giúp lao động nông thôn có việc làm tại địa phương, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện đã ký kết giao ước cung - nhận lao động với các công ty, doanh nghiệp. Để thực hiện giao ước này, trung tâm đào tạo nghề cho người lao động theo giáo trình của công ty đưa ra. Còn phía công ty, doanh nghiệp cũng cử đội ngũ kỹ thuật đến hỗ trợ, giúp người lao động tiếp cận với máy móc trang thiết bị của công ty, cam kết nhận học viên vào làm tại công ty sau khi mọi người hoàn thành khóa học.
Chuyển biến nhờ quan tâm
Bản thân bị khuyết tật, đi lại khó khăn, song khi địa phương mở lớp dạy may công nghiệp cho lao động nông thôn, ông Trần Văn Dư, ở ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, đã đăng ký học và được nhận vào may ở Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang. Gia đình ông Dư thuộc hộ nghèo, ông bị khuyết tật ở chân, hàng ngày đi giăng lưới cắm câu, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, nhưng thu nhập bấp bênh. Cuộc sống túng thiếu, ông Dư mong muốn bản thân có được nghề nghiệp ổn định. Khi địa phương mở lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, ông liền đăng ký tham gia. Ông Dư chia sẻ: “Mới đầu, tôi cũng lo, sợ mình bị khuyết tật không biết có may được hay không. Giờ đây, may chủ yếu bằng máy may công nghiệp, không phải đạp nhiều bằng chân như ngày trước, nên tôi cũng may được. Sau khi hoàn thành khóa học, tôi được nhận vào công ty làm. Từ đây, có nghề nghiệp ổn định như mọi người, thật vui không sao tả xiết”.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm thời gian qua được tỉnh quan tâm thực hiện khá tốt. Nhờ đó, nhiều người đã tìm được việc làm, trong giai đoạn 2016 đến tháng 6-2018, ngành lao động - thương binh và xã hội đã đào tạo nghề cho 16.812 lao động, đạt 50,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII giai đoạn 2015-2020 đề ra. Ông Hồng Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: “Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 2%/năm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh”.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra mục tiêu phấn đấu cả nhiệm kỳ là đào tạo nghề cho 33.488 lao động. Để đạt được mục tiêu trên, ngành lao động - thương binh và xã hội, sẽ phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người lao động về cơ hội việc làm sau học nghề. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị có liên quan khảo sát về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, cũng như lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp. Từ đó, làm cơ sở để xác định hướng đào tạo, giới thiệu việc làm cho người lao động, tuyển dụng, đào tạo cung ứng lao động cho doanh nghiệp... |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接