【đội tuyển bóng đá quốc gia moldova】Hà Nội: Giải bài toán giảm áp lực cho y tế cơ sở

作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 16:15:37 评论数:
Hà Nội: Giải bài toán giảm áp lực cho y tế cơ sở
Cán bộ y tế phường Ngọc Thụy, quận Long Biên hướng dẫn, kiểm tra thông tin khai báo của người dân. Ảnh: Phúc nguyên

Sáng 27/02, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh - Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hà Nội, đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận huyện, xã, phường để chỉ đạo các giải pháp kịp thời trước tình hình dịch bệnh gia tăng.

Quá tải và thiếu nhân lực ở cấp xã, phường

Mở đầu phiên họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nêu rõ, diễn biến dịch bệnh rất phức tạp và Hà Nội đã có ngày trên 10.000 ca mắc Covid-19; 74 xã, phường đã chuyển sang cấp độ 3. Tuy nhiên số bệnh nhân thể nhẹ, không triệu chứng chiếm đa số 96% (trong đó 95% tổng số ca nhiễm điều trị tại nhà). Thành phố luôn theo dõi, nắm bắt chặt diễn biến dịch bệnh, số chuyển tầng, số ca điều trị tầng 2, tầng 3 vẫn được kiểm soát.

“Diễn biến này mang đến áp lực ngày càng tăng cho y tế các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Trong đó gánh nặng đang là thủ tục xác nhận F0 và khỏi bệnh, trong khi chúng ta vẫn phải tiếp tục tập trung rà soát đối tượng nguy cơ, người già có bệnh nền… chưa được tiêm đủ mũi. Bên cạnh đó là nguy cơ lây nhiễm với lực lượng tuyến đầu… Vì vậy, cuộc họp lần này chính là để chính quyền các cấp từ thành phố đến xã, phường làm thế nào có giải pháp thiết thực trong tình hình mới để giảm tải, chia sẻ với y tế cơ sở để phục vụ nhân dân tốt nhất” - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói.

Điều hành phần thảo luận, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận/huyện làm rõ các nội dung quan trọng như: giảm tải, quản lý người nhiễm qua phần mềm, số ca nhiễm (những mô hình tốt, hiệu quả), tăng cường điều phối lực lượng để giảm tải hệ thống y tế cơ sở ra sao, đặc biệt với địa bàn có mật độ dân cư cao; đảm bảo an toàn trường học thế nào…

Các đơn vị đã phản ánh về tình trạng quá tải, thiếu nhân lực ở cấp xã, phường phường hiện nay. Điển hình, quận Hà Đông cho biết, số ca F0 đang gia tăng nhưng trên địa bàn nhiều trạm y tế phường có 50% lực lượng là F0, nhiều F1. Quận cũng đã chủ động liên hệ các bệnh viện, trường y, y bác sỹ nghỉ hưu trên địa bàn tình nguyện hỗ trợ để đảm bảo đủ nhân lực phục vụ nhân dân.

Quận Nam Từ Liêm đề xuất thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế tư nhân phải tiếp tục tích cực hỗ trợ công tác chống dịch ở địa phương; bảo hiểm xã hội linh hoạt trong việc chi trả bảo hiểm cho các F0 khỏi bệnh nhanh nhất, vẫn đảm bảo chủ động lực lượng tại cơ sở…

Để giải bài toán quá tải này, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho rằng, trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện cần chủ động làm việc với các bệnh viện trên địa bàn theo nội dung TP. Hà Nội đã làm việc: điều trị bệnh nhân tầng 2,3; dành ít nhất 50% số giường… Khi đó, sở sẽ điều tiết lại, đảm bảo bệnh nhân được điều trị ngay trên địa bàn.

Lập tổ công tác nắm rõ khó khăn từng xã, phường

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhắc lại các chỉ đạo mới nhất của Thường trực Thành ủy, Công điện 02 của Chủ tịch UBND thành phố và nêu rõ: với nhiều khó khăn, thách thức, việc tổ chức thực hiện từ thành phố đến cơ sở rất quan trọng.

"Theo các chuyên gia đánh giá, nửa tháng nữa số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh trong nửa tháng nữa tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố cũng đánh giá đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp thời đưa ra các giải pháp công nghệ + ý thức người dân” - ông Chu Ngọc Anh nói.

Từ đó, chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn cần tiếp tục phát huy hơn tính chủ động, sáng tạo, với mục tiêu cụ thể là đảm bảo phục vụ tốt nhất, nhanh nhất đối với người dân.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị phải có hướng dẫn, thích ứng cụ thể với tình hình, sát sao; phải thường xuyên theo dõi, nắm rõ con số bao nhiêu trường hợp bệnh nhân thể nhẹ, điều trị tại nhà; tập trung cao độ vào các trường hợp chuyển tầng, thể nặng.

Ngay trong ngày hôm nay, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu giám đốc Sở Y tế chủ trì lập ngay tổ công tác liên ngành của Ban chỉ đạo TP. Hà Nội với đầu mối rõ, gọn nhẹ nhất để kiểm tra, báo cáo hàng ngày các phần việc cụ thể mọi mặt công tác.

Đặc biệt, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu cần có biện pháp giảm tải ngay cho hệ thống y tế cơ sở và nêu rõ giải pháp: “Sử dụng phần mềm quản lý người nhiễm Covid-19 hiệu quả nhất. Khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đấy; yêu cầu liên ngành y tế, thông tin và truyền thông, các cơ quan liên quan, nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng ngay, rút ngắn quy trình để giúp người dân giải quyết các khó khăn, vướng mắc”.

Đối với hệ thống y tế cơ sở, cần định lượng rõ một cán bộ, nhân viên y tế mỗi ngày chăm lo được bao nhiêu F0. Có chỉ tiêu cụ thể, từ đó sẽ định lượng rõ cần bao nhiêu nhân lực mỗi ngày để điều phối, hỗ trợ kịp thời...

Các quận, huyện, thị xã tiếp tục đánh giá số liệu (quan tâm đặc biệt đến nhóm nguy cơ cao, phụ nữ mang thai, trẻ em chưa được tiêm, số F0 là trẻ em) thường xuyên đánh giá, điều chỉnh các hoạt động; có thể điều chỉnh việc đi học trực tiếp của học sinh khối lớp 1 đến lớp 6 sang hình thức học trực tuyến, đảm bảo an toàn cho các cháu theo đề xuất của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Ngoài ra, chủ tịch UBND các quận, thị xã, rà soát ngay, thực hiện đầy đủ chính sách chế độ với các cán bộ y tế…/.