Năm 2019,ếptụclmtốtcngtcchămschỗtrợtrẻtỷ số hammarby Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện “Mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Qua các hoạt động của mô hình, góp phần giúp trẻ em được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn, phát triển một cách toàn diện.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức về tác hại và hậu quả của các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đối với trẻ em.
Theo ông Võ Phú Cường, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mô hình được thực hiện ở xã Thuận Hòa (huyện Long Mỹ), xã Tân Long (huyện Phụng Hiệp). Mô hình được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em, nhanh chóng giảm thiểu hậu quả của các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột, bỏ rơi trẻ em và kịp thời hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội cơ bản. Đồng thời, từng bước nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt dịch vụ cấp độ hỗ trợ, can thiệp và đáp ứng về yêu cầu bảo vệ trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016.
Là một trong những địa phương được chọn để thực hiện mô hình, xã Thuận Hòa đã tập trung tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời, cung cấp thông tin, giáo dục kiến thức cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Theo ông Nguyễn Trường Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa: Toàn xã có trên 1.600 trẻ em. Trong đó, có 58 em có hoàn cảnh đặc biệt. Thời gian qua, địa phương thực hiện tốt các chính sách dành cho trẻ em, đồng thời vận động xã hội hóa để hỗ trợ cho trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Năm 2019, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp thực hiện “Mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Để mô hình đạt hiệu quả cao, địa phương đã phối hợp với các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân như tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức về tác hại và hậu quả của các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đối với trẻ em. Theo bà Đoàn Thị Thu, ở ấp Trường Long A2, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, được tham dự buổi nói chuyện chuyên đề về phòng chống bóc lột, xâm hại trẻ em bà rất mừng, vì có thêm nhiều thông tin bổ ích. “Năm nay, tôi cũng trên 60 tuổi rồi, nhưng những chuyện về giới tính, trước giờ tôi đâu có nói với cháu gái mình, khi được cán bộ tuyên truyền tôi mới biết, vì vậy, tôi đã nói cho cháu mình hiểu về những nơi nhạy cảm trên cơ thể, tuyệt đối không được để người khác chạm vào”, bà Thu bộc bạch.
Toàn tỉnh có trên 178.000 trẻ em. Trong đó, có 1.389 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trên 33.400 trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Riêng tại 2 đơn vị chọn thực hiện mô hình có 5.343 trẻ em, trong đó có khoảng 130 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 1.347 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Mô hình thực hiện sẽ góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hỗ trợ trẻ em, qua đó, giúp các em phát triển một cách toàn diện về vật chất lẫn tinh thần...
Mục tiêu của “Mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” là có trên 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quản lý, theo dõi; 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ, can thiệp để phục hồi, hòa nhập cộng đồng; 90% trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại và 100% trẻ em bị xâm hại được lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU