【tỷ số giao hữu quốc tế hôm nay】Công viên phần mềm gần 1.000 tỷ ở Đà Nẵng tạm dừng thi công để 'gỡ vướng'
Công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1) nằm ở khu đất đường Như Nguyệt,ôngviênphầnmềmgầntỷởĐàNẵngtạmdừngthicôngđểgỡvướtỷ số giao hữu quốc tế hôm nay phường Thuận Phước (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), diện tích hơn 28.000m2. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án.
Tháng 10/2020, dự án được khởi công xây dựng và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2023. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội của TP Đà Nẵng. Đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số theo Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị.
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 799 tỷ đồng. Trong khi thi công, dự án được bổ sung thêm 186 tỷ đồng, nâng tổng mức dự án lên gần 1.000 tỷ đồng.
Dự án gồm các hạng mục như khối tòa nhà văn phòng ICT 20 tầng, khối tòa nhà văn phòng trụ sở 8 tầng ICT1, khối tòa nhà văn phòng trụ sở kết hợp khu cà phê 8 tầng ICT2 cùng hệ thống sân bãi, giao thông nội bộ, cảnh quan cây xanh thảm cỏ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ…
Dự án khi hoàn thành dự kiến sẽ đáp ứng cho khoảng 6.000 vị trí việc làm trực tiếp về công nghệ thông tin, công nghệ số.
Tuy nhiên, tính đến tháng 9/2023, do phát sinh một số vướng mắc thủ tục pháp lý nên Khu công viên phần mềm số 2 vẫn chưa thể đưa vào vận hành.
Giải thích rõ hơn, ông Lê Sơn Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP Đà Nẵng, cho hay hiện dự án này tạm dừng thi công để tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý.
"Đây là công trình trọng điểm. Thành phố nhiều lần triển khai thu hút đầu tư, đấu giá nhưng không thành công. Sau đó, thành phố quyết định đầu tư từ nguồn ngân sách. Do được đầu tư bằng ngân sách nên Khu công viên phần mềm số 2 được xác định là tài sản công. Tuy nhiên, hiện quy định của pháp luật về hành lang pháp lý về tài sản kết cấu hạ tầng công lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn chưa được ban hành. Cụ thể là quy định về quản lý, sử dụng và khai thác công viên phần mềm chưa có", ông Phong lý giải.
Theo vị này, để giải quyết vấn đề, năm 2022, TP Đà Nẵng đã kiến nghị Thủ tướng. Đến tháng 3/2023, Thủ tướng đã đồng ý cho phép thành phố bổ sung nội dung này vào quy định cơ chế đặc thù.
Bộ Tài chính đã có tờ trình lên Chính phủ, lấy ý kiến góp ý về dự thảo bổ sung một số điều của Nghị định số 144 ngày 1/11/2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với Đà Nẵng.
Quá trình xây dựng Nghị định, Bộ Tài chính đã 2 lần lấy ý kiến bộ, ngành. TP Đà Nẵng cũng đã 3 lần có văn bản giải trình, kiến nghị, đề xuất liên quan đến công trình này.
Ông Lê Sơn Phong cho biết thêm, trong khi chờ tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin đã đến xin “đặt chỗ” tại Khu công viên phần mềm số 2.
相关推荐
- Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- Ngành công nghiệp khẳng định thế mạnh
- 3 lãnh đạo Tổng cục Hải quan tham gia Ban Chỉ đạo thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số
- PC Quảng Nam tiếp nhận lưới điện được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Đồng Nai: Công nghiệp, thương mại 11 tháng năm 2019 tăng trưởng ổn định
- Ngành Hải quan tăng cường tiết kiệm chống lãng phí
- Hơn 3.500 thí sinh trúng tuyển công chức thuế