Tại một trạm bơm xăng ở thủ đô Cairo,ádầuchâuÁphụchồisaukhichạmcácmứcthấpkỷlụgetafe – sevilla Ai Cập. Giá dầu châu Á phục hồi nhẹ trong phiên ngày 2/3 sau khi chạm các mức thấp kỷ lục giữa bối cảnh các nhà giao dịch hy vọng rằng Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ cắt giảm sản lượng nhiều hơn dự kiến và các ngân hàng trung ương sẽ tung ra các biện pháp kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Vào lúc 8 giờ 05 phút (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,3% lên 50,32 USD/thùng, sau khi rơi xuống mức 48,4 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017 trước đó. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ chạm mức thấp nhất của 14 tháng là 43,32 USD/thùng, trước khi phục hồi tăng 1,1% lên 45,23 USD/thùng. Hàng loạt chuyến bay bị huỷ và lệnh cấm đi lại từ các nước trên thế giới đã làm dấy lên sự quan ngại về tình hình kinh tế thế giới. Hoạt động chế tạo của Trung Quốc cũng giảm với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong tháng 2/2020, qua đó cho thấy thiệt hại nghiêm trọng do COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Mặt khác, có thông tin cho hay Saudi Arabia đang thúc đẩy việc cắt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày mà theo dự kiến sẽ được nhất trí trong tuần này. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đánh đi tín hiệu sẽ can thiệp và hỗ trợ các thị trường bằng cách hạ lãi suất. Một vài thành viên chủ chốt trong OPEC đang cân nhắc cắt giảm thêm sản lượng 1 triệu thùng/ngày, nhiều hơn so với mức 600.000 thùng/ngày đã đề xuất trong tháng trước, do lo ngại ngày càng tăng rằng dịch COVID-19 sẽ tác động xấu đến nhu cầu dầu. OPEC và các đồng minh, trong đó có Nga, đang thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày đến cuối tháng 3/2020./. Theo TTXVN |