Ngay sau khi ông Thắm bị bắt,ỗnghìntỷOceanGroupvẫnchưathôisốbảng xếp hạng 2 nhật bản thị trường chứng khoán Việt Nam tỏ ra khá bình tĩnh, không có những đợt bán tống bán tháo với số lượng lớn chứng tỏ một sự đổ vỡ nghiêm trọng mang tính hệ thống. Nhưng ít ai ngờ, sự bình lặng đó đang chuẩn bị cho cú lao dốc không phanh của OGC.
Trước khi ông Hà Văn Thắm bị khỏi tố, giá cổ phiếu OGC đóng cửa luôn dao động trong biên độ 10.300 – 11.200 đồng/cổ phần, khối lượng giao dịch bình quân là 1.564.683 đơn vị, trị giá giao dịch bình quân là 16,9 tỷ đồng/phiên. Đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu OGC chỉ ở mức 2.600 – 2.900 đồng/ cổ phần, khối lượng giao dịch cũng không lớn.
Trong ngắn hạn, cổ phiếu OGC sẽ vẫn tiếp tục gặp khó khi mà các dự án của OceanGroup có sự góp vốn của OceanBank không còn nữa. OceanGroup không chỉ mất điểm tựa tài chính từ OceanBank mà còn rất khó để vay vốn từ các ngân hàng khác.
Với việc OceanBank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng, toàn bộ khoản đầu tư 20% cổ phần tại đây (khoảng 971 tỷ đồng) bị mất trắng là một gánh nặng lên tài chính của OceanGroup và là cú “sốc” không dễ vượt qua với các cổ đông.
Còn nhớ, đại hội đồng cổ đông năm ngoái, OceanGroup tự tin công bố những kế hoạch lớn của mình: tập trung tài chính để hoàn thiện nhanh các dự án bất động sản hiện tại và tiếp tục khởi công các dự án trọng điểm khác; mở thêm khoảng 70 - 80 siêu thị và trung tâm thương mại trên cả nước vào 2015; đẩy mạnh tái cơ cấu các công ty con, công ty liên kết theo hướng sẽ tập trung vào một số ngành mũi nhọn, mang lại lợi nhuận và bán cổ phần tại các dự án không sinh lời...
Cổ đông và chủ nợ sẽ là những người chịu rủi ro nhất khi Ocean Group lâm nguy?
OceanBank cũng đặt mục tiêu doanh thu 4.280 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 26%; lợi nhuận trước thuế đạt 251 tỷ đồng; tăng 14%; tổng tài sản 11.600 tỷ đồng, tăng so với năm 2013. Thậm chí, OGC trình phương án án thù lao trong năm 2014 đối với các vị trí chủ chốt. Đến lúc này, chúng ta biết được phương án trên không bao giờ xảy ra. Nhưng ngay tại thời điểm ấy, hầu như không có bất cứ nhà đầu tư nào nghi ngờ về tính bất khả thi của nó.
Ngày vui không kéo dài mãi, cú sốc với các cổ đông OceanGroup vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi ngày hôm qua, lãnh đạo tập đoàn cho biết, năm 2014, OceanGroup lỗ 1.370 tỷ đồng. Mặc dù trước đó, báo cáo tài chính của OGC cho biết tập đoàn lãi 408 tỷ đồng.
Tương lai rồi sẽ ra sao?
Không chỉ đón nhận tin lỗ nặng, ĐHCĐ OceanGroup hôm qua đã không thể triển khai do cổ đông đủ quyền tham dự có mặt chỉ đạt 12,6% (số lượng cổ đông tham dự đại diện cho tối thiểu 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết mới đạt). Lãnh đạo OceanGroup buộc phải tổ chức họp lần 2 trong thời gian tới. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh bết bát như công bố, khả năng đại hội cổ đông thường niên 2015 lần 2 của OceanGroup là không cao.
Một điểm đáng lưu ý, các cổ đông lớn, cổ đông tổ chức của OGC nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối đã không tham dự đại hội hôm qua 20/6: Doanh nghiệp Tư nhân Hà Bảonắm 28,26%, Market Vectors ETF Trust năm 6%, còn lại là các cổ đông tổ chức như Vnecon Hà Nội, Đầu tư và Xây dựng Sông Đà, CTCP Thương mại và Kho vận Thành Đông… đã có động thái thoái bớt cổ phiếu OGC thời gian qua.
Câu hỏi đặt ra lúc này là sắp tới đây OceanGroup sẽ hoạt động thế nào? Không chỉ cổ đông OGC mà cả các chủ nợ của OceanGroup cũng đang là những người lo lắng.
Chủ nợ của Công ty TNHH Nhà Sinh Thái, CTCP Đồng Phú Hưng – Bình Thuận, CTCP Tài chính Điện lực, CTCP Giáo dụcQuốc tế Thần Đồng, CTCP Đầu tư Nông nghiệp Công nghệ cao Hà Nội, NHTMCP Hàng Hải (MaritimeBank - MSB)... và nhiều chủ nợ nhỏ khác. Không biết trong các chủ nợ của OceanGroup, ai được đảm bảo khoản vay bằng tài sản, ai không, ai chịu rủi ro nhất khi OceanGroup lâm nguy?
Các kế hoạch phát triển OceanGroup thời gian tới vẫn chưa được công bố do đại hội hôm 20/6 bất thành. OceanGroup tiếp tục hoạt động thế nào, một phần lớn phụ thuộc vào cổ đông và chủ nợ khi họ quyết định bỏ rơi hay chấp nhận rủi ro tiếp tục đầu tư bơm vốn cho OceanGroup.
Theo NĐT
Người tiêu dùng hoang mang vì thông tin ‘gà rán KFC thịt chuột’