发布时间:2025-01-10 10:19:15 来源:88Point 作者:World Cup
Nhà đầu tư ngoại "càn quét"
Theo ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Tổng giám đốc Công ty AVM Việt Nam, hiện nay, các lĩnh vực “top” đầu có hoạt động M&A sôi động là hàng tiêu dùng và bán lẻ, công nghiệp, bất động sản, viễn thông, tài chính… Các lĩnh vực M&A hiện đã khá rộng so với trước đây, có những lĩnh vực như công nghệ cao, sức khỏe, viễn thông... Việc mở rộng phạm vi M&A là tín hiệu đáng mừng với Việt Nam.
Về mặt giá trị, trong năm 2016, với hơn 500 thương vụ, tổng giá trị các thương vụ M&A của Việt Nam đạt mức kỷ lục trong vòng 9 năm gần đây ở con số 5,82 tỷ USD, tăng trưởng gần 12%. Bước sang quý I/2017, tổng giá trị các thương vụ M&A giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ “bom tấn” bán thành công hơn 343 triệu cổ phần của Sabeco vừa qua đã phá toàn bộ kỷ lục trong các thương vụ M&A trước đó, góp phần đưa tổng giá trị các thương vụ M&A trong năm nay lên con số cao kỷ lục khoảng 8-9 tỷ USD. Tuy nhiên, khi đem lên “bàn cân” so sánh”, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực ASEAN. Ví dụ, năm 2016, Việt Nam cách khá xa nước đứng đầu là Singapore với tổng giá trị thương vụ đạt 62,3 tỷ USD và Việt Nam tiệm cận gần hơn cả với giá trị thương vụ của Philippines là 6,8 tỷ USD. Trong năm 2017, kỳ vọng đặt ra là giá trị thương vụ M&A của Việt Nam sẽ bằng Philippines. “Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao giá trị các thương vụ. Tuy nhiên, kết quả đạt được như thời gian qua cũng đã thể hiện sự nỗ lực lớn, đáng ghi nhận”, ông Việt nói.
Đề cập tới vấn đề M&A nói chung tại Việt Nam thời gian qua, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhận định: Thị trường M&A Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ mua bán và sát nhập trong lĩnh vực công nghiệp có yếu tố nước ngoài, tiêu biểu có thể kể đến như: Tập đoàn SCG và Công ty Vật liệu xây dựng Việt Nam, Tập đoàn CJ và Công ty Cầu Tre, Earth Chemical và Công ty Á Mỹ Gia hay Công ty Daesang và Công ty Thực phẩm Đức Việt. Điều này thể hiện sự chủ động tìm kiếm cơ hội của các DN nước ngoài tại Việt Nam.
Liên quan đến câu chuyện này, một số chuyên gia phân tích thêm, trong các thương vụ M&A tại Việt Nam, số thương vụ có giá trị lớn trên 1 tỷ USD khá khiêm tốn, phần lớn vẫn là các thương vụ có giá trị dưới 20 triệu USD. Trong đó, điểm đáng chú ý là, các thương vụ lớn nổi bật luôn có nhà đầu tư nước ngoài tham gia do lợi thế về nguồn vốn, thương hiệu, khả năng quản trị. Trong giai đoạn 2016-2017, các thương vụ lớn hầu hết được thực hiện, dẫn dắt bởi nhà đầu tư nước ngoài khi chiếm tới 77%. Điển hình có thể kể đến như nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
Nổi bật dấu ấn Nhà nước
Trong các thương vụ M&A diễn ra năm 2017 nói riêng và từ trước tới nay nói chung, bán thành công hơn 343 triệu cổ phần của Sabeco mới đây là thương vụ đình đám, đáng chú ý hơn cả. Các chuyên gia nhận định, điểm đặc biệt ở thương vụ này là lần đầu tiên Nhà nước đã chấp nhận bán số lượng cổ phần lớn trên 50% vào tay nhà đầu tư ngoại. Điều đó giúp tăng độ hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Trong năm 2018, việc Nhà nước tiếp tục thoái vốn tại các DN lớn như Vinamilk, Vietnam Airlines hay PVOIL… đặt ra kỳ vọng giá trị các thương vụ M&A thu về ngày càng cao hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tiếp tục tìm kiếm cơ hội trong các DN tư nhân Việt Nam. Xét về lĩnh vực, hàng tiêu dùng và bán lẻ, công nghiệp, bất động sản, công nghệ số… dự kiến vẫn tiếp tục diễn ra hoạt động M&A mạnh mẽ trong năm tới. Ngoài ra, trong lĩnh vực ngân hàng, các nhà đầu tư Hàn Quốc bày tỏ nhiều quan tâm mua lại các công ty tài chính, quản lý quỹ của Việt Nam.
Ông Vũ Bá Phú phân tích thêm, khi nói đến DN Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu là DN vừa và nhỏ, yếu về vốn và kỹ năng quản lý. Cả DN nhà nước lớn như Mobiphone, PVN, EVN… cũng chỉ là DN hạng trung trên thị trường thế giới. Một DN trông chờ vào thương vụ M&A có nghĩa là muốn thu hút nhà đầu tư mới, trông chờ vào hỗ trợ thương hiệu, mặt hàng, bí quyết, vốn, công nghệ quản lý... DN Việt rất mong các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài đem công nghệ quản lý hiện đại, phổ biến trên thế giới theo thông lệ chung của thương mại quốc tế vào áp dụng tại Việt Nam giúp các DN thu về hiệu quả kinh doanh tốt. Trên thực tế, các thương vụ M&A cũng đã giúp các DN có cơ hội thay đổi. Ví dụ điển hình là khi Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) mua cổ phần của Công ty Cầu Tre, DN này lập tức bổ sung ngành nghề kinh doanh, bổ sung vốn xây dựng nhà máy mới. Hay như trường hợp của Petrolimex, khi DN cổ phần hóa, vốn điều lệ ban đầu chỉ là 12.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau cổ phần hóa, niêm yết trên sàn chứng khoán, cộng với nhà đầu tư ngoại, vốn hóa hiện hay của Petrolimex là khoảng 80.000 tỷ đồng. Nhờ đó, Petrolimex có cơ hội đầu tư mở rộng nhiều lĩnh vực.
Hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn rót vốn vào những DN đã niêm yết và có tầm nhìn dài hạn nhằm hiện thực hoá mục tiêu đầu tư dài hạn vào Việt Nam. Trong đó, các nhà đầu tư châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan hiện đang đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, phân phối, bán lẻ, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất… Tuy nhiên, khu vực được đánh giá có nhiều nhà đầu tư lớn là Bắc Mỹ và châu Âu lại chưa có nhiều thương vụ, chủ yếu là một số thương vụ lớn trong lĩnh vực dầu khí và hàng tiêu dùng. Vì vậy trong thời gian tới, cần có biện pháp đẩy mạnh hơn nữa việc xúc tiến đầu tư quốc tế, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và châu Âu.
Ông Seck Yee Chung, Công ty Baker & McKenzie: Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách Hiện nay, Việt Nam được coi là thị trường hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đó là do vấn đề chính trị ổn định, có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế, có nguồn nhân lực, dân số tốt. Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng, hiện đại hóa. Ngoài ra, tất cả nhà đầu tư nước ngoài đều thấy chính sách khuyến khích FDI của Chính phủ là kịch bản hấp dẫn. Về pháp lý, Việt Nam rất cởi mở với DN. Chính phủ cố gắng tạo ra môi trường thân thiện với DN hơn. Việt Nam hiện có khuôn khổ pháp lý khá toàn diện, là thị trường đang nổi lên, trong đó có sự minh bạch, ổn định đáng kể giúp nhà đầu tư có thể cân nhắc. Ví dụ trong thương vụ bán vốn tại Sabeco mới đây, Chính phủ đang thực hiện các cam kết của mình. Chính phủ Việt Nam nói rằng năm nay tập trung vào thoái vốn DN nhà nước và thực sự làm điều đó. Điều đó thể hiện quyết tâm của Chính phủ. Tuy nhiên, trong tương lai để thu hút các nhà đầu tư hơn nữa, các quy định, quy chế của Việt Nam vẫn cần tiếp tục điều chỉnh, cải cách. Từ góc độ các DN, cũng cần phải thẳng thắn nhìn vào chất lượng xem các DN có thực sự hoạt động mạnh hay không, đồng thời còn là phương thức quản trị của DN, hành vi thái độ, cách thức thực hiện kinh doanh của các DN… Bà Trần Kim Oanh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển Công Thương: Nhiều lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư tham gia M&A Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong các thị trường mới nổi, vượt qua Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… nhờ chính trị ổn định, dân số trẻ, năng động, tăng trưởng kinh tế tương đối cao và bền vững… Hiện nay, có nhiều lĩnh vực của Việt Nam có lợi thế thu hút nhà đầu tư nước ngoài bằng cả hình thức đầu tư 100% và M&A. Cụ thể như, ở ngành chế biến thực phẩm, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về XK gạo, cà phê. XK thủy sản, rau củ quả, hạt điều… cũng nổi lên là mặt hàng chủ lực. Năm 2017, dự kiến ngành chế biến thực phẩm sẽ đạt mức XK 33 tỷ USD. Tuy nhiên, trong ngành này, Việt Nam đang chủ yếu XK thô. Nếu có thêm giá trị gia tăng, có vốn, công nghệ, kỹ thuật, trình độ quản trị tốt thì ngành này có thể tăng trưởng lớn mạnh, đột phá. Đây là điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vì họ có nhiều điểm mạnh về vốn, quản lý… Đối với các ngành hàng XK lớn khác như dệt may, da giày, trước đây nhiều DN ngoại muốn đầu tư 100% thì nay lại muốn đầu tư theo hình thức M&A. Các DN dệt may, da giày hiện nay ngày càng đi vào sản xuất sản phẩm phục vụ phân khúc thị trường cao hơn. Nếu đẩy mạnh phân khúc này cũng càng cần sự đầu tư nước ngoài. Uyển Như (ghi) |
相关文章
随便看看