Những năm gần đây,ưaphảithờiđiểmthíchhợpđểthíđiểmthuốcláthếhệmớsoi kèo milan Chính phủ luôn kêu gọi người dân giảm hút thuốc lá. Dù vậy, thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, số người đang hút thuốc lá tại Việt Nam rơi vào khoảng 15,4 triệu người. Cuộc điều tra “Thực trạng sử dụng thuốc lá và công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại thành phố Hà Nội năm 2022" của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế và Trường Đại học Y tế Công cộng cũng chỉ ra tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người dân từ 15 tuổi trở lên là 19,1%, tăng gần 3% so với năm tỷ lệ 16,4% năm 2019.
Mặc dù người sử dụng biết rõ tác hại của thuốc lá điếu song chưa có dấu hiệu tỷ lệ hút thuốc sẽ giảm xuống. Thực tế trên cho thấy tỷ lệ hút thuốc không thể thuyên giảm trong thời gian ngắn, vậy thực tế này đòi hỏi phải giải quyết ra sao?
Theo bác sĩ Nguyễn Hải Công, Chủ nhiệm Khoa Lao và Bệnh Phổi, Bệnh viện Quân y 175, mỗi người cần thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và trách nhiệm với bản thân. Với cộng đồng, người sử dụng thuốc lá cần tuân thủ chặt chẽ quy định không hút thuốc tại nơi công cộng, gần trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai... để tránh khói thuốc ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người khác.
Với bản thân, phương thức lý tưởng nhất là người dùng cố gắng cai nghiện thuốc lá thông qua việc hạn chế, giảm liều lượng sử dụng, bỏ hẳn hút thuốc, không sử dụng thuốc lá trong thời gian dài hoặc cân nhắc giải pháp giảm thiểu tác hại. Hiện nay, giải pháp được coi là sự thay thế, giảm thiểu tác hại cho những người khó bỏ thuốc lá truyền thống đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng phải kể đến thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử).