TheêmràocảnvớixuấtkhẩucátravàoHoaKỳkitchee fco tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, ngày 25-11-2015, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) đã chính thức thông báo về việc quyết định triển khai Chương trình Giám sát cá da trơn đối với cá tra NK vào Hoa Kỳ. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3-2016 (90 ngày sau khi đăng Công báo Liên bang).
Mốc thời gian có hiệu lực cũng là thời điểm bắt đầu giai đoạn chuyển đổi 18 tháng đối với các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài. Những khó khăn hiện tại một số thị trường lớn cộng với động thái này của thị trường Hoa Kỳ sẽ khiến xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp thủy sản tưởng như lợi hơn sau TPP nhưng lại thêm phần lo lắng.Các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam phải đối mặt với việc mất trắng thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ.
Theo thông báo của FSIS, Cục Giám sát An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ thiết lập Chương trình giám sát đối với loài cá thuộc họ Siluriformes, bao gồm cả cá da trơn và cá tra của Việt Nam. Quy định cuối cùng này được triển khai theo yêu cầu của Luật Nông nghiệp 2014 và sẽ áp dụng đối với tất cả các loài cá thuộc họ Siluriformes (theo định nghĩa rộng về cá da trơn có bao gồm cá tra/basa của Việt Nam) nuôi trồng nội địa và nhập khẩu.
Như vậy, kể từ tháng 3-2016, tất cả các loài cá thuộc họ Siluriformes, bao gồm cá da trơn và cá tra của Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền giám sát của FSIS và không còn chịu quy định của Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nữa.
Trước ngày quy định có hiệu lực, nếu các doanh nghiệp muốn tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các nước đang cung cấp sản phẩm cá da trơn cho thị trường này phải cung cấp danh sách các cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định của FDA đang xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Trong suốt khoảng thời gian chuyển đổi 18 tháng, FSIS sẽ tiến hành tái giám sát và lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 1 lần/quý tại cơ sở nhập khẩu của Hoa Kỳ để giám định về chủng loại cá cũng như dư lượng hóa chất có trong các lô hàng cá nhập khẩu thuộc họ Siluriformes.
Cũng trong suốt thời gian chuyển đổi này, các nước có mong muốn tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm này vào Hoa Kỳ sau khi kết thúc thời gian chuyển đổi cần phải nộp hồ sơ để xem xét Tiêu chuẩn tương đồng. FSIS sẽ hỗ trợ các nước trong việc làm đơn xem xét tiêu chuẩn tương đồng.
Những nước nộp đầy đủ hồ sơ chứng minh tiêu chuẩn tương đồng đúng hạn 18 tháng sẽ được tiếp tục xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong khi FSIS tiến hành đánh giá một cách đầy đủ, bao gồm cả kiểm tra thực tế tại nơi nuôi trồng và sản xuất tại nước đó. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì, FSIS sẽ yêu cầu nước đó phải phản hồi hoặc nộp lại tài liệu tiêu chuẩn tương đồng hoàn chỉnh trong vòng 90 ngày kể từ khi FSIS yêu cầu.
Tuy nhiên, từ trước tới nay việc xem xét cấp tiêu chuẩn tương đồng cho các nước được phép xuất khẩu mặt hàng thịt, thịt lợn và thịt gia cầm vào Hoa Kỳ, FSIS phải mất ít nhất trung bình 8 năm xem xét. Nhưng với sản phẩm cá thời gian chuyển đổi này lại quá ngắn, chỉ trong vòng 18 tháng.
Hiện nay, cá tra đang là sản phẩm thủy sản nhập khẩu được ưa chuộng thứ 3 (sau cá tuyết và cua) và chiếm đến 75% doanh số bán hàng cá da trơn ở Hoa Kỳ.
Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của Việt Nam. Tính đến hết tháng 10-2015, giá trị XK sang thị trường này đạt 260,7 triệu USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Quyết định này được đưa ra và có hiệu lực trong thời gian quá gấp sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại thủy sản của hai nước. Cộng với việc áp thuế Chống bán phá giá cao, rào cản thương mại này sẽ khiến xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ năm 2016 còn sụt giảm mạnh hơn nữa.
顶: 2踩: 51587
【kitchee fc】Thêm rào cản với xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ
人参与 | 时间:2025-01-26 04:08:59
相关文章
- Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu: Phải xem lại mức phạt
- Đề nghị Mỹ ủng hộ VN ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng bảo an
- Phó Thủ tướng: Đại lộ mới sẽ đưa Vinh và Nghệ An phát triển
- Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề các quỹ tài chính ngoài ngân sách
- Tạo động lực mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài trong thời kỳ mới
- Hội đàm giữa hai Thủ tướng Việt Nam và New Zealand thành công đặc biệt
- Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- Bắt đầu từ đâu?
评论专区