Ông Đỗ Việt Đức,ấtcấphỗtrợkịpthờicácđịaphươngthiệthạidobãolũtỉ số malmo quyền Tổng cục trưởng, Tổng cục DTNN cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
Ông Đỗ Việt Đức PV: Thưa ông, từ đầu năm đến nay, thiên tai, bão lũ đã liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương, ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của người dân. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu cứu hộ, cứu nạn của các địa phương, giúp nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ, thiên tai vượt qua thời điểm khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống, ngành DTNN đã triển khai những công việc cụ thể gì?
- Ông Đỗ Việt Đức: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung 7 tháng năm 2017, thiên tai làm 75 người chết, mất tích và 77 người bị thương; gần 25,9 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái, sập đổ; 33,8 nghìn ha lúa và 18,1 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại trong 7 tháng ước tính khoảng 2,3 nghìn tỷ đồng.
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu cứu hộ, cứu nạn của địa phương, giúp nhân dân vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ vượt qua khó khăn, trong thời điểm xảy ra mưa lũ, Tổng cục DTNN đã chỉ đạo các Cục DTNN khu vực: Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên phụ trách địa bàn các tỉnh nêu trên và một số Cục DTNN khu vực phụ trách địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc có kế hoạch sẵn sàng chủ động phương tiện vận chuyển, nhân lực bốc xếp hàng hóa tại các điểm kho để thực hiện xuất cấp tại chỗ hàng DTQG khi có quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc ứng cứu kịp thời khi địa phương có nhu cầu sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp, đột xuất cấp bách.
Đặc biệt, Tổng cục DTNN yêu cầu các đơn vị thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, kịp thời cập nhật thông tin về mưa lũ; chủ động phối hợp, trao đổi với lực lượng cứu hộ, cứu nạn của địa phương trên địa bàn quản lý để tham mưu, báo cáo với UBND các tỉnh và Tổng cục DTNN đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định sử dụng hàng DTQG hỗ trợ cho nhân dân các địa phương vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.
PV: Thưa ông, với những thống kê sơ bộ về thiệt hại nêu trên, trong thời gian tới, Tổng cục DTNN đã có phương án cụ thể gì nhằm có đủ vật tư, hàng hóa để xuất cấp theo yêu cầu?
- Ông Đỗ Việt Đức:Ngay từ đầu năm, khi Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết năm nay có nhiều diễn biến phức tạp, lãnh đạo Tổng cục DTNN đã chủ động chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch nhập hàng dự trữ quốc gia. Đến nay, các Cục DTNN khu vực cơ bản đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhập lương thực dự trữ quốc gia năm 2017 theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao. Với số lượng lương thực, vật tư thiết bị cứu hộ, cứu nạn hiện có trong kho DTQG, có thể đáp ứng đủ yêu cầu xuất cấp hỗ trợ cho các địa phương khi có tình huống đột xuất cấp bách, thiên tai, lũ lụt xảy ra trên diện rộng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Mặt khác, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Tổng cục DTNN đã chủ động báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp một lượng lớn vật tư, thiết bị DTQG để hỗ trợ cho các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước để trang bị cho các lực lượng phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, gồm các mặt hàng: Xuồng cứu sinh các loại, nhà bạt, phao áo, phao tròn, phao bè cứu sinh và máy bơm chữa cháy rừng…
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục DTNN đã chỉ đạo các cục DTNN khu vực xuất cấp kịp thời, giao đầy đủ cho các bộ, ngành, địa phương trước mùa mưa bão, nhằm bảo đảm giúp cho các địa phương tăng cường lực lượng vật tư, thiết bị để phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và sẵn sàng thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống thiên tai khi có các tình huống xảy ra.
PV: Trước dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, từ giờ đến cuối năm, diễn biến thời tiết còn nhiều bất lợi, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng DTQG, Tổng cục DTNN sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp nào, thưa ông?
- Ông Đỗ Việt Đức: Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hàng DTQG và thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành DTNN đối với công tác ứng phó với tình huống thiên tai có thể xảy ra, Tổng cục DTNN đã chỉ đạo các Cục DTNN khu vực thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) của đơn vị; củng cố lực lượng xung kích tại chỗ đối với công tác PCLB đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng sẵn sàng đối phó với các tình huống lũ, lụt xảy ra trên địa bàn đơn vị quản lý.
Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời những thiếu sót, tồn tại vi phạm về PCLB để có biện pháp sửa chữa, khắc phục kịp thời và có kế hoạch mua sắm, trang bị một số vật tư thiết yếu phù hợp với nhu cầu thực tiễn của từng đơn vị.
Chủ động phối hợp với lực lượng PCLB và tìm kiếm cứu nạn các cấp của địa phương để xây dựng kế hoạch, phương án PCLB và công tác khắc phục hậu quả đối với các tình huống thiên tai có thể xảy ra.
Khi xảy ra lụt, bão đơn vị phải khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, triển khai đồng bộ các biện pháp để phòng, chống, khắc phục hậu quả; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, lực lượng PCLB chuyên nghiệp ứng cứu kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và hàng DTQG.
Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình trên từng địa bàn để có kế hoạch chuẩn bị kiểm tra trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn nhằm đảm bảo sẵn sàng xuất cấp ngay hàng DTQG khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong mọi tình huống.
PV: Xin cảm ơn ông!Việt Hà - Hồng Sâm (Thực hiện)
顶: 786踩: 8298
【tỉ số malmo】Xuất cấp, hỗ trợ kịp thời các địa phương thiệt hại do bão lũ
人参与 | 时间:2025-01-10 23:33:08
相关文章
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- Thị trường điện toán đám mây ở Việt Nam sẽ bùng nổ trong 2
- Số nhân viên y tế tại TP.HCM trên 10.000 dân thấp nhất nước
- Rao bán thuốc kháng virus điều trị Covid
- Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- Cần thưởng phạt rõ ràng trong tiết kiệm năng lượng?
- Cả nước xuất 92 nghìn tấn vải, Trung Quốc mua 83,5 nghìn tấn
- Ngành cao su tìm hướng phát triển bền vững
- Sông Sài Gòn bị sạt lở
- Cuộc mổ đặc biệt của bác sĩ Việt ở Nam Sudan
评论专区