Năm 2017,Địnhphấnđấuđạtchuẩnnôngthônmớivàonăbxh ý 2023 tỉnh Nam Định đã hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực (khu vực nông lâm, thủy sản chiếm 20,6%; khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 76,8%); thu nhập bình quân 47 triệu đồng/người/năm; xuất khẩu đạt gần 1,4 tỷ USD; sản xuất công nghiệp tăng 12,5%. Toàn Tỉnh đã có 200/209 (96%) xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới. Có 6 huyện và TP. Nam Định đạt 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới. Đã xây dựng được 150 mô hình “cánh đồng lớn” với diện tích 7.905 ha.
Tỉnh Nam Định luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về học sinh có thành tích cao trong học tập; đào tạo nghề được đẩy mạnh; các chế độ chính sách xã hội được giải quyết kịp thời, an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai quyết liệt, có hiệu quả. Tuy nhiên, Tỉnh chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh. Chỉ số PCI năm 2017 còn thấp (xếp thứ 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Để khắc phục những hạn chế và hoàn thành được những mục tiêu đề ra, Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới Tỉnh phải tập trung triển khai, thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2018; rà soát lại các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra cho cả giai đoạn 2015 - 2020 để bổ sung nhiệm vụ với yêu cầu cao hơn, tầm nhìn dài hơn, phấn đấu đạt và vượt mức tăng trưởng kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của Tỉnh đã đề ra.
Đồng thời, rà soát định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tiếp theo; tập trung phát triển kinh tế biển gắn với du lịch biển; đẩy nhanh phát triển đô thị, tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án đã được cấp phép trong và ngoài khu công nghiệp; thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư toàn xã hội; tổ chức xúc tiến đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, chiến lược trong và ngoài nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực.
Nam Định trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa dịch vụ nông sản
Tỉnh cũng cần tiếp tục thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó chú trọng tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển tiểu thủ công nghiệp; tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại gắn với ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức liên doanh liên kết chuỗi sản phẩm trong vùng, xây dựng Nam Định trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa dịch vụ nông sản; tạo điều kiện, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; phấn đấu đến năm 2019 Nam Định đạt Tỉnh nông thôn mới. Thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai nhất là trong mùa mưa bão.
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Nam Định phải quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; kiểm soát đặc biệt và kiên quyết xử lý đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; có cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chỉ số PCI; giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo, nhất là khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, không để phát sinh các điểm nóng; phòng chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật các tổ chức và cá nhân có vi phạm trong thực thi công vụ...
Theo Chinhphuvn