当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【cup c 3】Không gì cản được bước chân của nhà đầu tư đến Việt Nam 正文

【cup c 3】Không gì cản được bước chân của nhà đầu tư đến Việt Nam

2025-01-12 08:45:23 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:960次
Nhiều nhà đầu tưcho biết sẽ xem xét mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy của Acecook Việt Nam.

Tâm điểm của giới đầu tư toàn cầu

Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị trực tuyến chuyên sâu về Việt Nam,ônggìcảnđượcbướcchâncủanhàđầutưđếnViệcup c 3 được tổ chức mới đây trong khuôn khổ chuỗi hoạt động thu hút đầu tư tập trung vào khu vực ASEAN của Ngân hàngStandard Chartered, lại lấy chủ đề là “Việt Nam - Ngôi sao đang lên”.

Cụm từ này thực chất đã được dùng từ 12-13 năm trước, khi Việt Nam - sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tếcủa khu vực. Giờ đây, cụm từ này tiếp tục được sử dụng, Việt Nam đang trở thành tâm điểm của giới đầu tư toàn cầu trong quá trình định vị, tái cơ cấuchuỗi cung ứng.

“Một cuộc khảo sát của chúng tôi đã cho thấy, 38% số doanh nghiệpđược hỏi cho biết sẽ xem xét mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các nước ASEAN”, ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước Đông Nam Á và Nam Á đã nói như vậy.

Theo vị này, với những yếu tố nền tảng mạnh mẽ như dân số trẻ, năng động và am hiểu công nghệ, thị trường nội địa đang phát triển, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và một nền kinh tế mở, Việt Nam tiếp tục mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn.

“Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã quan tâm thiết lập hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhằm tận dụng khoảng cách địa lý gần và khả năng kết nối với ASEAN để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đại dịch Covid-19 có thể còn kéo dài một thời gian nữa, nhưng không điều gì có thể ngăn cản chúng ta tìm kiếm các cơ hội và đưa ra những chiến lược mới để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng tại Việt Nam”, ông Nirukt Sapru nói.

Không chỉ là kết quả cuộc khảo sát từ phía Standard Chartered, mà những số liệu được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cung cấp cũng cho ra những nhận định tương tự. Hơn 40% trong tổng số 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi cho biết, đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới.

Thậm chí, trong cuộc đối thoại cách đây 3 ngày (ngày 7/9) với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho biết, các nhà đầu tư trên thế giới, trong đó các doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm nhiều đến Việt Nam, một địa điểm đầu tư hấp dẫn trong điều kiện “bình thường mới” hậu Covid-19.

Cũng theo Đại sứ Yamada Takio, sau đợt lựa chọn đầu tiên, với 30 doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản để dịch chuyển đầu tư sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có 15 doanh nghiệp đến Việt Nam, sẽ tiếp tục có các đợt tuyển chọn thứ hai, thứ ba.

Theo thông tin từ Nikkei, số lượng công ty quan tâm đến chương trình này đã gia tăng nhanh chóng. Ở vòng nộp hồ sơ thứ hai, kết thúc vào tháng 7, đã có tới 1.670 công ty “đâm đơn” nhận hỗ trợ. Con số này càng chứng minh một điều, làn sóng dịch chuyển đầu tư là có thật.

“Tuần nào, tôi cũng tiếp 3-4 doanh nghiệp đến hỏi về các thủ tục đầu tư tại Việt Nam. Họ rất quan tâm đến Việt Nam, chỉ là hiện nay, do Covid-19 nên chưa thể đến được thôi”, ông Lê Tuấn, Trợ lý Chủ nhiệm Văn phòng, Trưởng bộ phận Đầu tư, Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã nói với Báo Đầu tư như vậy.

Còn ông Thạch Thụy Kỳ, Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội thì khẳng định rằng, doanh nghiệp Đài Loan đang thực hiện kế hoạch tái cấu trúc đầu tư và Việt Nam được lựa chọn là điểm đến hấp dẫn đầu tư. “Doanh nghiệp Đài Loan mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển”, ông Thạch Thụy Kỳ nói.

Nỗ lực đón sóng đầu tư

Một biên bản ghi nhớ (MOU) vừa được ký kết giữa Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và JETRO. Thỏa thuận đã được trao dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào hôm 7/9/2020, khẳng định nỗ lực to lớn của cả Cục Đầu tư nước ngoài lẫn JETRO trong thực hiện các biện pháp để xúc tiến đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển của mình, chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến khích và coi đầu tư nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nhưng cũng đặt ra các tiêu chí để ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư có chất lượng. Nếu nhà đầu tư đạt được các tiêu chí này, thì chúng tôi sẽ dành ưu đãi cao hơn.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------