【lịch thi đấu hôm nay bóng đá】Quyết xóa rào cản trên chặng đường nước rút
Sẽ bật dậy như lò xo
Nền kinh tế đã đi được 3/4 chặng đường của năm 2020. Cũng như diễn biến chung trên toàn cầu, mọi dự báo về con số tăng trưởng ở Việt Nam hiện không có gì chắc chắn và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào tùy theo diễn biến của đại dịch Covid- 19. Nhất là khi mùa đông tới, thời điểm được giới khoa học cho là “đỉnh cao” trong “sự nghiệp” của virut Corona.
Các báo cáo kinh tế - xã hội đang được Chính phủ soạn sửa để trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 10 tới. Cân nhắc về GDP, mặc dù thấy khả năng đạt được con số này chỉ khoảng từ 2 đến 2,5%, Chính phủ vẫn muốn nỗ lực rất cao để GDP có thể tăng 3%, tạo đà tốt hơn cho nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021.
|
Thực tế, tuy các dự báo của nhiều tổ chức quốc tế về tình hình Việt Nam có sự trồi sụt về mức tăng giảm GDP và năm nay sẽ chỉ đạt được mức tăng trưởng thấp chưa từng có trong 3 thập kỷ qua. Dẫu vậy, đa số các ý kiến đều chung đánh giá rằng, Việt Nam có đủ cơ sở để vươn lên mạnh mẽ ngay trong năm tới, với mức tăng thậm chí còn trên 8%. Goldman Sachs lần đầu tiên phát hành báo cáo về kinh tế vĩ mô Việt Nam, đã nhận định Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Goldman Sachs cho rằng, tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam sẽ đạt 2,7% và phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 với mức tăng của GDP đạt 8,1%, cao nhất kể từ năm 1997.
HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 là 8,5%. Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) đánh giá Việt Nam có triển vọng hồi phục sáng nhất nhờ việc ngăn chặn dịch hiệu quả và là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất ghi nhận khả năng tăng trưởng dương trong năm nay, với GDP tăng 2,3% trong năm 2020 và vọt lên 8% vào năm 2021.
Trong báo cáo vừa được công bố của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cơ quan này đã phải lần thứ 3 điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay. Theo đó, ADB ước tính GDP Việt Nam năm 2020 tăng 1,8%, giảm lần lượt 3 và 2,3 điểm phần trăm so với lần công bố hồi tháng 4 và tháng 6.
Chỉ 1,8%, nhưng đây vẫn là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và các chuyên gia của ADB cho rằng, bức tranh kinh tế của Việt Nam không quá ảm đạm, vẫn có những điểm sáng khi thặng dư thương mại tiếp tục cao, đồng nội tệ ổn định, giải ngân đầu tư công tăng mạnh, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong thu hút đầu tư… Những yếu tố này không những đủ sức để kìm lại đà sụt giảm tăng trưởng GDP không bị quá mạnh trong năm nay, mà còn là bước đệm để năm 2021 nền kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà phục hồi tốt, với mức tăng khoảng 6,3%.
Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam - ông Andrew Jeffries, còn quả quyết: “Tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ vững vàng trong năm 2020, phần lớn nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19. Tăng trưởng sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh”.
Tương tự, hồi tháng 7, Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo ở kịch bản tích cực, GDP Việt Nam năm 2020 đạt 2,8% và đạt 6,8% trong năm 2021. Ở kịch bản xấu vì điều kiện bên ngoài kém thuận lợi hơn, thì GDP năm 2020 của Việt Nam cũng tăng 1,5% và năm 2021 tăng 4,5%...
Trông chờ ở sự quyết liệt
Nhưng dự báo vẫn chỉ là dự báo, để lò xo nén có thể bật lên được, còn phải trông chờ ở sự quyết liệt trong hành động từ trung ương đến địa phương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và tin các “tư lệnh” ngành cũng như người đứng đầu UBND các tỉnh, thành và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn thể hệ thống hành chính nhà nước tận tụy, nhiệt tâm, trách nhiệm với công việc; tập trung giải quyết, xử lý kịp thời, hiệu quả những vướng mắc, tạo thuận lợi và luôn đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức rất lớn hiện nay.
Không chỉ trong thời kỳ đại dịch mà trong mọi quá trình phát triển, rào cản lớn nhất luôn là vấn đề thuộc về đội ngũ cán bộ, nhất là những người đứng đầu. Bởi vậy, càng lúc khó khăn, càng phải là lúc xốc lại đội hình này. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các địa phương và các bộ, cơ quan trung ương phải đi sâu, đi sát, bám sát yêu cầu thực tiễn để tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; theo dõi sát, nắm bắt kịp thời tình hình, xác định rõ những vướng mắc, khó khăn cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực, từng doanh nghiệp và trên từng địa bàn để có biện pháp, đối sách cụ thể sớm khắc phục, đồng thời tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải trực tiếp chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phụ trách và trên địa bàn; trong đó, lưu ý rà soát kỹ, có giải pháp phù hợp, thúc đẩy mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào, đến sản xuất, chế biến và trung gian phân phối, thị trường, tiêu thụ sản phẩm…
Tiếp tục rà soát kỹ các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo hướng thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó sửa đổi ngay; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thống nhất giải quyết. Kiên quyết không để tình trạng còn rào cản, còn cơ chế, chính sách, quy định bất cập, không phù hợp với tình hình thực tiễn đối với đầu tư, sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, làm chậm, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp.
Gói hỗ trợ 3+ Tiếp sức cho toàn dân trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, cho đến nay, Chính phủ đã có 3 gói hỗ trợ chính, ước tính 180 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3% GDP năm 2019 bao gồm: Gói hỗ trợ tài khóa; Gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng; Gói hỗ trợ an sinh xã hội. Trong đó, gói hỗ trợ lớn nhất là gói hỗ trợ tài khóa với giá trị ước tính 73,1 nghìn tỷ đồng (1,2% GDP) theo Nghị quyết 41 (tháng 4/2020) gồm các biện pháp cho phép miễn, giảm thuế, phí, lệ phí (khoảng 69,3 nghìn tỷ đồng) và gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (khoảng 180 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng). Sau 3 tháng, tính đến ngày 31/7/2020, tổng số tiền thực hiện đã đạt được khoảng 56.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 31,2% quy mô gói hỗ trợ. Ngoài các gói hỗ trợ này, Chính phủ còn các chính sách hỗ trợ khác với tổng giá trị 26 nghìn tỷ đồng (0,43% GDP) là gói hỗ trợ giảm 10% giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trị giá 10.900 tỷ đồng và gói hỗ trợ giảm giá dịch vụ viễn thông trị giá trị 15.000 tỷ đồng. Hiện, Chính phủ vẫn đang bàn thảo để đưa ra các gói hỗ trợ mới. Bộ Tài chính được giao tiếp tục rà soát, đề xuất các chính sách thuế, phí hỗ trợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. |
Đoàn Trần
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/256c799432.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。