【lịch ngoại hạng trung quốc】Phát triển xe điện tại Việt Nam cần nhìn dài hạn và gắn với thị trường

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-10 20:48:12 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:88次
Đề xuất ưu đãi lệ phí trước bạ cho ô tô điện chạy pin để kích cầu tiêu dùng
Các quốc gia trên thế giới ưu đãi thuế cho ô tô điện chạy bằng pin như thế nào?áttriểnxeđiệntạiViệtNamcầnnhìndàihạnvàgắnvớithịtrườlịch ngoại hạng trung quốc
Bộ Tài Chính nói gì về đề xuất ưu đãi thuế, phí cho xe điện
Phát triển xe điện tại Việt Nam cần nhìn dài hạn và gắn với thị trường
Các tiêu chuẩn quy chuẩn về xe điện của Việt Nam vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ so với hệ thống tiêu chuẩn đang lưu hành trên thế giới về xe điện

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn còn thiếu và chưa đồng bộ

Ngày 3/9, Hội thảo "Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam" do Báo Giao thông phối hợp với Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) tổ chức để bàn tìm giải pháp cho vấn đề này.

Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sau một thập kỷ tăng trưởng nhanh, đã có 10 triệu chiếc xe điện trên toàn thế giới vào cuối năm 2020. Số lượng xe điện bán ra tăng 41% vào năm 2020, bất chấp sự sụt giảm 16% của doanh số bán ô tô trên toàn thế giới do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Khoảng 3 triệu ô tô điện đã được bán trên toàn cầu (chiếm 4,6% thị phần).

Thị trường sản phẩm xe điện ở Việt Nam hiện cũng được đánh giá là một thị trường hấp dẫn với số lượng các nhà sản xuất và lắp ráp các sản phẩm xe điện đang tăng nhanh.

Tuy nhiên hiện Việt Nam chưa có một hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đồng bộ cũng như hành lang pháp lý đầy đủ để đẩy mạnh sự phát triển cũng như quản lý sự phát triển của xe điện.

Ông Triệu Việt Phương, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cho biết: Mặc dù đã có những cố gắng nhưng số lượng TCVN và QCVN đối với xe điện vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ so với hệ thống tiêu chuẩn đang lưu hành trên thế giới về xe điện.

Thực tế hiện lượng các TCVN hiện nay mới chỉ đảm bảo một phần yêu cầu cho xe điện và các bộ phận chính mà chưa phản ánh hết được các yêu cầu phát sinh trong thời gian gần đây, thiếu các tiêu chuẩn mới về pin, thời gian sạc, hệ thống điều khiển,…

Ông Phương thừa nhận: Việc hệ thống TCVN chưa đầy đủ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành sản xuất, lắp ráp xe điện và ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất của xe điện tại Việt Nam.

Việt Nam có chính sách khuyến khích phát triển xe điện chưa?

Phát biểu tại Hội thảo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp- Bộ Công Thương cho rằng: Chính sách khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam hầu như chưa có. Xe điện đến nay mới chỉ nhận được ưu đãi về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, thấp hơn so với xe chạy xăng/dầu thông thường…

Phát triển xe điện tại Việt Nam cần nhìn dài hạn và gắn với thị trường
Hội thảo "Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam" do Báo Giao thông, VAMA, VAMM phối hợp tổ chức trên nền tảng công nghệ ảo 3D

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Trương Bá Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết: So với nhiều quốc gia khác, Việt Nam đã sớm ban hành các chính sách về thuế để thúc đẩy việc sản suất, sử dụng các loại xe ô tô thân thiện với môi trường, trong đó có xe ô tô điện.

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ "Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt" và "phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông". Ông Lê Đình Thọ -Thứ trưởng Bộ GTVT

Thời gian qua, hệ thống các chính sách thuế, phí để thúc đẩy ngành ô tô trong nước phát triển đã liên tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Đơn cử như với chính sách thuế TTĐB đối với ô tô điện và các dòng xe ô tô thân thiện với môi trường. Năm 2007, khi nghiên cứu xây dựng đề xuất sửa đổi chính sách thuế TTĐB, lần đầu tiên việc lồng ghép các mục tiêu về BVMT vào trong Luật thuế TTĐB đã được đặt ra. Trong đó, yêu cầu cần có chính sách ưu đãi về thuế TTĐB đối với xe ô tô điện, xe ô tô thân thiện môi trường đã chính thức được đưa ra để thảo luận và sau đó đã được Quốc hội thông qua.

Qua các lần điều chỉnh, hiện hành, mức thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô điện đang được quy định khá thấp, trong khoảng từ 5% đến 15% tùy theo số chỗ ngồi, trong khi đó mức thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô chạy bằng năng lượng hóa thạch (xăng, dầu) nằm trong khoảng từ 10% đến 150%, tùy theo số chỗ ngồi và dung tích xi lanh.

Về thuế nhập khẩu thì sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án. Ngoài ra, để thúc đẩy việc sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trong đó xe ô tô điện, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) trung bình của cả bộ linh kiện được quy định thấp hơn mức thuế của xe ô tô nguyên chiếc.

Để tiếp tục thúc đẩy ngành ô tô phát triển phù hợp với bối cảnh mới, Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước đã bổ sung xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid vào đối tượng áp dụng ưu đãi áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện (trong nước chưa sản xuất).

Ngoài ra còn có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác như: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Lệ phí trước bạ…

Cần tầm nhìn dài hạn

Đại diện cho các doanh nghiệp, VAMA đưa ra 3 kịch bản lộ trình cho xe điện hoá tại Việt Nam, trong đó, kịch bản nhanh bắt đầu quá trình xe điện hoá từ 2025 cho đến khi đạt 100% xe điện hoá năm 2035; Kịch bản trung bình sẽ bắt đầu quá trình xe điện hoá từ 2025 cho đến khi đạt 100% xe điện hoá năm 2045; Kịch bản cơ bản bắt đầu quá trình xe điện hoá từ 2025 cho đến khi đạt 100% xe điện hoá vào năm 2050 (tất cả các xe bán ra đều là xe điện hoá).

Phát triển xe điện tại Việt Nam cần nhìn dài hạn và gắn với thị trường
Việt Nam nên đưa ra chính sách ưu đãi nào để phát triển xe điện

Theo đó, VAMA đề xuất các chính sách cơ bản cho từng giai đoạn. Ở giải đoạn khởi đầu (2021 – 2030), để khuyến khích nhu cầu thị trường cần ưu đãi thuế TTĐB hài hoà cho các loại xe điện khí hoá để phát triển thị trường. Ngoài ra, giảm lệ phí trước bạ (50% cho HEV, 70% cho PHEV và 100% cho BEV) và hỗ trợ cho khách hàng (phí đỗ xe, thuế môi trường…) đối với tất cả các loại xe điện khí hoá. Quy định tiêu chuẩn cho trạm sạc; hỗ trợ xây dựng nhà máy và đầu tư vào nghiên cứu, phát triển…

Bước sang giai đoạn tăng trưởng nhanh (2030 – 2040) cần hỗ trợ tài chính cho sản xuất và hoạt động của trạm sạc nhanh và sản xuất các loại xe điện khí hoá.

Khi đến giai đoạn tăng trưởng ổn định (2040 – 2050), cần ưu đãi thuế TTĐB cho xe điện chạy pin và giảm lệ phí trước bạ cho dòng xe này. Tiếp tục hỗ trợ tài chính cho việc sản xuất và hoạt động của các trạm sạc nhanh.

Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp- Bộ Công thương kiến nghị: Áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện trên cơ sở mức phát thải CO2 ra môi trường; Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vượt trội nhằm thu hút đầu tư các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện, tập trung vào các dòng xe chưa sản xuất tại các quốc gia trong khu vực, hướng vào thị trường xuất khẩu; Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp điện sạch cho các trạm sạc điện;…

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo, đại diện Bộ Tài chính cho rằng: Việc xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất, sử dụng ô tô thân thiện môi trường nói chung, xe ô tô điện nói riêng phải có tầm nhìn dài hạn và được gắn với các nguyên tắc của thị trường, phù hợp với đặc thù về điều kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước. Đồng thời, phải đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã đưa ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với vai trò và vị trí của từng công cụ chính sách.

Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí đối với xe ô tô thân thiện môi trường cần được xác định dựa trên mức độ phát thải, mức độ gây ô nhiễm môi trường của từng loại xe… Các chính sách, cơ chế đồng bộ để đảm bảo các dòng xe này thực sự là xe “sạch” và không làm phát sinh các hệ lụy đối với môi trường trong tương lai.

Ngoài ra, cũng cần phải có những chính sách phù hợp để phát triển cơ sở hạ tầng cho xe ô tô điện (hạ tầng giao thông, quỹ đất để bố trí trạm sạc…); phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp nguồn điện sạch cho các trạm sạc điện hay phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để cung cấp linh kiện, phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp xe ô tô điện.

Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam số lượng xe điện hóa (hybrid, plug-in hybrid, và xe thuần điện) ở Việt Nam hiện còn rất ít, năm 2019 là 140 xe điện, năm 2020 tăng lên 900 xe và đến hết Quý I/2021 có thêm 600 xe. Tất cả số xe trên đều là nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid, xe plug-in hybrid, số xe chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接