当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kèo tv】Tây Ninh: Nông nghiệp công nghệ cao là trụ cột kinh tế và hội nhập 正文

【kèo tv】Tây Ninh: Nông nghiệp công nghệ cao là trụ cột kinh tế và hội nhập

来源:88Point   作者:La liga   时间:2025-01-25 23:47:24
(VTC News) -

Tây Ninh xác định nông nghiệp công nghệ cao là trụ cột kinh tế,âyNinhNôngnghiệpcôngnghệcaolàtrụcộtkinhtếvàhộinhậkèo tv tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất hiện đại, bền vững và hiệu quả.

Nông nghiệp là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của tỉnh Tây Ninh, đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển chung của tỉnh. Với định hướng rõ ràng về việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, Tây Ninh đang tập trung xây dựng và phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn hướng tới việc đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu, nông nghiệp tại tỉnh Tây Ninh cũng đối diện với nhiều thách thức. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực đầy tiềm năng khi tỉnh có những lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động.

Nông nghiệp tại Tây Ninh chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tây Ninh, năm 2023, tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 27.900 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng giá trị kinh tế toàn tỉnh. Đây là minh chứng rõ ràng cho vai trò của nông nghiệp trong việc đảm bảo ổn định kinh tế và xã hội tại Tây Ninh. Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết và cấp bách.

Mô hình trồng cà chua ứng dụng công nghệ cao tại Tây Ninh. (Ảnh: Kim Sáng)

Mô hình trồng cà chua ứng dụng công nghệ cao tại Tây Ninh. (Ảnh: Kim Sáng)

Trước những yêu cầu mới của thị trường và thực tiễn sản xuất, Tây Ninh đã xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhấn mạnh việc tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, mục tiêu đến năm 2025, diện tích nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh sẽ đạt 5.000 ha, tăng gấp đôi so với năm 2020. Trong đó, các khu vực trọng điểm như huyện Gò Dầu, Châu Thành và thị xã Trảng Bàng sẽ được đầu tư mạnh mẽ, trở thành những "thủ phủ" của nông nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm chủ lực như mía, cao su, và rau sạch.

Một ví dụ tiêu biểu là dự án sản xuất rau sạch ứng dụng công nghệ cao tại huyện Gò Dầu, với tổng diện tích 150 ha. Dự án này đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại như nhà màng, hệ thống tưới tự động và công nghệ kiểm soát dinh dưỡng cây trồng. Kết quả sau một năm triển khai cho thấy năng suất rau tăng 30%, tiết kiệm nước lên đến 40% và giảm 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật so với phương pháp canh tác truyền thống.

Chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

Để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Tây Ninh đã đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tham gia đầu tư. Cụ thể, Tây Ninh tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế và hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh, tính đến tháng 6 năm 2024, tỉnh đã thu hút được 27 dự án nông nghiệp công nghệ cao với tổng số vốn đăng ký hơn 5.000 tỷ đồng.

Vào năm 2021, Công ty CP Bel Gà (Vương quốc Bỉ), Tập đoàn De Heus (Hà Lan), và Tập đoàn Hùng Nhơn (Việt Nam) đã khánh thành Nhà máy ấp trứng gia cầm công nghệ cao Bel Gà Tây Ninh có vốn 200 tỷ đồng, diện tích 15.000m2, công suất thiết kế đạt trên 19 triệu gà con/năm vào giai đoạn I và sẽ mở rộng công suất lên đến 38,4 triệu gà con/năm vào giai đoạn II, đáp ứng nhu cầu về con giống gia cầm cho thị trường Việt Nam và Campuchia. Các dự án này nằm trong chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch, bền vững và hướng tới xuất khẩu.

Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngành nông nghiệp Tây Ninh đang dần chuyển mình mạnh mẽ nhờ vào việc ứng dụng công nghệ và thu hút nguồn lực đầu tư.

Cụm trang trại nuôi heo công nghệ cao Hải Đăng tai Tây Ninh. (Ảnh: BAF)

Cụm trang trại nuôi heo công nghệ cao Hải Đăng tai Tây Ninh. (Ảnh: BAF)

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh vẫn đối mặt với không ít thách thức. Một trong những khó khăn lớn nhất là vấn đề nguồn vốn.

Việc đầu tư vào công nghệ cao đòi hỏi chi phí lớn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và nông dân tại địa phương còn hạn chế về tài chính. Chính vì vậy, tỉnh Tây Ninh đã kêu gọi sự hỗ trợ từ các ngân hàng và tổ chức tài chính để cung cấp các gói vay ưu đãi cho các doanh nghiệp và nông dân.

Ngoài ra, vấn đề nhân lực cũng đang là một thách thức lớn. Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Tây Ninh đã triển khai nhiều chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã tổ chức hơn 150 khóa đào tạo cho 5.000 lao động nông nghiệp, tập trung vào các kỹ thuật canh tác mới, sử dụng công nghệ tự động hóa và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Hướng đến tương lai: Nông nghiệp bền vững và hội nhập quốc tế

Tây Ninh không chỉ đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong ngắn hạn mà còn hướng đến việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và hội nhập quốc tế. Việc phát triển nông nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản công nghệ cao lớn trên thế giới và Tây Ninh sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào thành tựu này. Các sản phẩm như mía, cao su, rau quả... từ Tây Ninh không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trồng cà chua ứng dụng công nghệ kết hợp cho khách tham quan. (Ảnh: Kim Sáng)

Trồng cà chua ứng dụng công nghệ kết hợp cho khách tham quan. (Ảnh: Kim Sáng)

Một ví dụ thành công là hợp tác xã rau sạch Tân Biên, hiện đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu với các đối tác tại Nhật Bản. Với sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt 500 tấn rau, hợp tác xã này đang dần khẳng định vị thế của nông sản Tây Ninh trên thị trường quốc tế.

Với tầm nhìn chiến lược và sự quyết tâm của chính quyền địa phương, Tây Ninh đang trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Sự kết hợp giữa việc thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến và chính sách hỗ trợ toàn diện đã và đang giúp ngành nông nghiệp Tây Ninh phát triển bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế.

Việc xác định nông nghiệp là trụ cột kinh tế và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp Tây Ninh đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Hoàng Thọ

标签:

责任编辑:World Cup