您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi keo online】Đầu tư điện năng lượng mặt trời: Từ được khuyến khích đến… kêu cứu 正文
时间:2025-01-09 11:25:05 来源:网络整理 编辑:Cúp C1
Một dự ánđiện năng lượng mặt trời ở Đắk Lắk.Ảnh: H.QChủ đầu tưlớn, bé đều… k&ec soi keo online
Một dự ánđiện năng lượng mặt trời ở Đắk Lắk. Ảnh: H.Q |
Chủ đầu tưlớn,ĐầutưđiệnnănglượngmặttrờiTừđượckhuyếnkhíchđếnkêucứsoi keo online bé đều… kêu cứu
Thật khó nghĩ rằng, có ngày, một “ông lớn” như Trungnam Group lại phải “kêu cứu” Chính phủ sau khi bị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dừng khai thác phần công suất vì chưa có cơ chế giá của các nhà máy điện mặt trời từ ngày 1/1/2022.
Nhà máy điện mặt trời tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận kết hợp với đầu tư Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV (gọi tắt là Dự án 450 MW) của Trungnam Group là dự án đầu tiên do doanh nghiệptư nhân đầu tư, xây dựng tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Tuy vậy, tính đến đầu năm 2022, phần công suất còn lại hơn 172 MW của Dự án chưa được xác định cơ chế giá.
Trungnam Group cho rằng, Dự án 450 MW được quy định ràng buộc nhiều điều kiện cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng và quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Ninh Thuận như: tự bố trí kinh phí đầu tư toàn bộ công trình hệ thống hạ tầng truyền tải điện quốc gia; hoàn thành xây dựng Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây đấu nối đưa vào vận hành đồng bộ trong tháng 11/2020; cho các dự án năng lượng tái tạo khác trong khu vực tham gia đấu nối, giải tỏa công suất.
Dự án đã giúp tiết kiệm cho ngân sách khi dùng nguồn vốn của doanh nghiệp tới khoảng 2.000 tỷ đồng đầu tư toàn bộ hệ thống hạ tầng truyền tải. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, chi phí để vận hành, bảo dưỡng các công trình trên ước tính hơn 20 tỷ đồng/năm.
Chưa kể, Dự án 450 MW chỉ chiếm 8% quy mô truyền tải của doanh nghiệp, phần còn lại là truyền tải hộ các nhà máy điện khác trong khu vực và Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong trong tương lai. Trong hơn 1 năm vận hành, chi phí truyền tải thu từ các nhà máy điện tham gia đấu nối, giải tỏa công suất qua hệ thống Trạm 500 kV Thuận Nam do Trungnam Group đầu tư đã lên đến hơn 200 tỷ đồng.
Khi đường dây Vân Phong - Thuận Nam đi vào hoạt động, cùng với việc các dự án năng lượng khác tiếp tục tham gia đấu nối, với khả năng truyền tải của hệ thống TBA 500 kV Thuận Nam lên đến 6.000 MW, chi phí truyền tải dự kiến đạt 2.000 tỷ đồng/năm, tương ứng 40.000 tỷ đồng cho vòng đời 20 năm của Dự án 450 MW.
Tuy nhiên, những ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp thực hiện Dự án 450 MW vẫn giới hạn ở phạm vi tương tự các dự án năng lượng tái tạo khác (những dự án được hưởng lợi ích trên nghĩa vụ và trách nhiệm của chỉ riêng Trungnam Group).
Tại văn bản “kêu cứu”, Trungnam Group cho rằng, việc dừng khai thác hoàn toàn phần công suất hơn 172 MW chưa xác định giá của Dự án theo thông báo của EVN sẽ phá vỡ cam kết của nhà đầu tư đối với các tổ chức tài trợ vốn, gia tăng áp lực trong việc chi trả nợ vay, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” về đầu tư, mua bán điện mặt trời cũng xảy ra tại Khánh Hòa. Từ khi hoàn thành dự án, một số doanh nghiệp ở tỉnh này liên tục bị tiết giảm công suất, sản lượng điện (có tháng tiết giảm đến 5 ngày, làm giảm sản lượng điện khoảng 15%), gây khó khăn về tài chínhcho các chủ đầu tư.
“Điện mặt trời chỉ là một trong những lĩnh vực đầu tư kết hợp của doanh nghiệp. Khi dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề như các doanh nghiệp khác. Do đó, ngành điện lấy lý do ảnh hưởng dịch bệnh để tiết giảm điện đối với các dự án điện mặt trời mái nhà của chúng tôi đã làm cho doanh nghiệp đã khó khăn càng chồng chất khó khăn, đẩy doanh nghiệp đến gần với nguy cơ phá sản và đi ngược với tinh thần của Thủ tướng Chính phủ là các cấp, ngành tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua địa dịch”, một chủ đầu tư dự án điện mặt trời tại Khánh Hòa thở dài.
Các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời đã làm đơn kiến nghị gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa xem xét chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan hỗ trợ tháo gỡ khó khăn. Các doanh nghiệp đề xuất ngành điện lực rà soát, xem xét lại việc cắt giảm điện đảm bảo các tiêu chí bám sát chính sách khuyến khích của Chính phủ đối với các dự án điện mặt trời mái nhà là mua hết sản lượng, chống lãng phí nguồn lực đầu tư xã hội và trên hết là đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ đầu tư.
Cùng với đó, ngành điện thông báo, cập nhật minh bạch phương pháp và kết quả tính toán công suất, sản lượng điện tiết giảm (kể cả đối với các nhà máy điện truyền thống và năng lượng tái tạo khác) để các chủ đầu tư cùng theo dõi, giám sát, thực hiện, tránh thiệt thòi cho các dự án điện mặt trời mái nhà của các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ có nguồn lực tài chính hạn chế.
Các doanh nghiệp cũng đề nghị ngành điện lực kéo dài thời hạn áp dụng hợp đồng mua/bán điện, giá điện theo Quyết định 11/Quyết định 13 cho các dự án điện mặt trời mái nhà để bù đắp cho khoảng thời gian bị tiết giảm công suất và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; có chính sách hỗ trợ để các ngân hàngmiễn, giảm lãi suất; kéo dài thời gian trả gốc; có hướng dẫn quy định cụ thể, rõ ràng cho phép các chủ đầu tư được sửa chữa, thay thế, lắp đặt bổ sung các tấm pin quang điện do hỏng hóc trong quá trình vận hành và bù đắp vào phần hiệu suất bị hao hụt, suy giảm, nhưng vẫn đảm bảo dự án không phát trượt công suất đỉnh (AC) đã thỏa thuận...
Theo tìm hiểu, ngày 23/9/2021, Công ty cổ phần Cam Hiệp Phát nhận được văn bản của Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa (PC Khánh Hòa) về kế hoạch huy động nguồn điện mặt trời mái nhà 4 tháng cuối năm 2021. Theo đó, PC Khánh Hòa đề nghị Công ty cổ phần Cam Hiệp Phát hạn chế phát điện mặt trời mái nhà lên lưới của điện lực với sản lượng điện huy động đối đa trong 4 tháng cuối năm 2021 là 196.371 kWh và phân sản lượng định mức cho từng tháng.
Không đồng tình, Công ty cổ phần Cam Hiệp Phát đề nghị PC Khánh không thực hiện việc tiết giảm sản lượng điện của công ty này với bất cứ lý do gì, khi không có sự đồng ý bằng văn bản của Công ty. Trường hợp không nhận được sự hợp tác từ PC Khánh Hòa trong vấn đề thực hiện đúng các thỏa thuận đã ký trong hợp đồng mua bán điện cho hệ thống điện mặt trời mái nhà ký giữa hai bên, Công ty cổ phần Cam Hiệp Phát sẽ nhanh chóng khởi kiện PC Khánh Hòa ra tòa án, để đòi quyền lợi.
Ai cứu nhà đầu tư?
Anh Hồng Quân, quản lý một số công trình điện mặt trời ở Tây Nguyên cho biết, một số chủ đầu tư đã phá sản sau khi “lỡ” đầu tư vào điện mặt trời tại Tây Nguyên. Tình trạng cắt giảm công suất, huy động công suất (có lúc 100%) liên tục và hầu như quanh năm theo yêu cầu của đơn vị điện lực đã và đang khiến nhiều nhà đầu tư rất mệt mỏi, bế tắc.
Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng2025-01-09 11:21
Đừng để nỗi ám ảnh rượu chè “phá nát” kỳ nghỉ Tết2025-01-09 10:42
Nguy hại từ hình săm tạm thời2025-01-09 10:32
Cảnh giác với biến chứng sau sởi2025-01-09 10:06
Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy2025-01-09 10:03
Vụ 100% mẫu mỳ tôm nhiễm hóa chất: Vì sao đại gia mỳ tôm im lặng?2025-01-09 09:49
Cần lưu ý gì khi chích ngừa sởi?2025-01-09 09:48
Xoài, măng cụt, thanh long Trung Quốc gắn mác hoa quả Việt2025-01-09 09:42
Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều2025-01-09 09:16
Ung thư vú và thực phẩm ngăn ngừa hiệu quả nhất2025-01-09 08:43
'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'2025-01-09 10:41
Quần áo mới biến thành hàng thùng giá cao2025-01-09 10:34
Xe tải Trung Quốc kém chất lượng 'đắt như tôm tươi'2025-01-09 10:28
Quả bóng nhựa Trung Quốc sản xuất chứa chất độc hại2025-01-09 10:19
Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông2025-01-09 10:01
Nguy hại từ bóng đèn huỳnh quang2025-01-09 09:58
Hồng Kông thu hồi thực phẩm chức năng Trung Quốc2025-01-09 09:40
Phát hiện phụ gia biến thịt cá ôi thiu thành tươi sống2025-01-09 09:24
Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin2025-01-09 09:14
Rước họa từ đồ gỗ công nghiệp giá rẻ2025-01-09 08:59