【ket qua aston】Vụ xử phạt sà lan ở Nha Trang: Cần xem xét khách quan giải trình chỉ "chạy thử máy"
Hình phạt cho người bán hàng đổ nước lèo thừa vào nồi tại Nha Trang |
Trong đơn gửi các cơ quan chức năng,ụxửphạtsàlanởNhaTrangCầnxemxétkháchquangiảitrìnhchỉquotchạythửmáket qua aston ông Phạm Văn Thành và ông Vũ Văn Hà trình bày, ngày 9/11, lực lượng chức năng của UBND phường Vĩnh Trường (Nha Trang - Khánh Hòa) phối hợp với Đồn biên phòng cửa khẩu, Đội cảnh sát kinh tế Công an TP Nha Trang tuần tra kiểm soát, phạt 2 sà lan trên sông Tắc vì cho rằng khai thác cát ở vùng nước ven biển. Tuy nhiên, 2 người thuê sà lan bị xử phạt cho rằng, bản chất sự việc không phải như vậy và hình phạt bổ sung tịch thu tàu là quá nặng nề đối với họ.
Liên quan hai chiếc sà lan bị xử phạt, được biết ông Phạm Văn Thành (xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) là người thuê sà lan, còn ông Phạm Văn Điệp là chủ sà lan BV 1340; còn sà lan ND 3147 là do ông Vũ Văn Hà (xóm 7, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) thuê và ông Ngô Văn Hợp là chủ.
|
Ngày 9/12, UBND TP Nha Trang đã ra Quyết định số 6470/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với ông Phạm Văn Thành vì cho rằng, đã khai thác cát ở vùng nước nội thủy ven biển (sông Quán Trường, đoạn tiếp giáp với cửa biển) mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với khối lượng 16m3 tại tổ 4 Bình Tân, phường Vĩnh Tường.
Theo đó, ông Thành bị phạt tiền 40 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Thành còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật khoáng sản và phương tiện sử dụng là tàu vỏ sắt mang số ĐKHC: BV 1340; số đăng kiểm 572-00319.
Tương tự trường hợp ông Thành, ông Vũ Văn Hà (xóm 5 xã Quần Liêu, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) cũng bị UBND TP Nha Trang đã ra Quyết định số 6471/QĐ-XPHC xử phạt về hành vi là đã khai thác khối lượng khoáng sản trái phép là 15m3 cũng tại địa điểm trên và mức phạt giống ông Thành.
Hai chiếc sà lan do ông Thành và ông Hà thuê |
Được biết, cả ông Thành và ông Hà đều là người đi thuê phương tiện của chủ sà lan. Cụ thể, ngày 2/8/2022, ông Thành đã thuê tàu của ông Phạm Văn Điệp (xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) với thời hạn thuê là 1 năm, giá thuê 8 triệu đồng/tháng; ông Hà thuê tàu của ông Ngô Văn Hợp (xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định), thời hạn thuê 1 năm với giá 12 triệu đồng/tháng.
Theo trình bày của những người liên quan, việc lực lượng chức năng tịch thu tàu của 2 người đi thuê tàu mà không có chữ ký của chủ tàu (ông Phạm Văn Điệp và ông Ngô Văn Hợp) là chưa thuyết phục.
Sau đó, ông Vũ Văn Hà và ông Phạm Văn Thành đã làm đơn kiến nghị xung quanh các văn bản số 6470/QĐ-XPHC và 6471/QĐ-XPHC. Theo đơn, các ông này cho biết, ngày 9/11, hai ông có cho sà lan đến sông Tắc, phường Vĩnh Trường để làm công trình san lấp và do thời tiết xấu nên mới cho thuyền vào sông Tắc để tránh gió. Sau đó, họ có hút thử bùn cát sỏi để thử máy và đường hần lan để sang năm mới thi công công trình. Lý do hút thử, chạy thử máy được trình bày là do trước đó các sàn lan này có hư hỏng sau một thời gian dài ngừng hoạt động bởi dịch Covid-19. Kèm theo đơn thư trình bày, hai ông có xuất trình các giấy tờ tài liệu chứng minh việc sửa chữa sà lan trước đó.
Tuy nhiên, trong lúc đang thử máy hút nước kèm bùn, cát vào sà lan thì bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt. Ông Thành cũng đã làm đơn khiếu xét giải trình có hợp đồng sửa chữa thử máy bơm hút.
Hợp đồng sửa chữa bảo dưỡng máy của ông Nguyễn Văn Thành |
Ngày 9/12, UBND TP Nha Trang đã ra Quyết định số 6470/QĐ-XPHC (xử phạt ông Thành) và Quyết định số 6471 (xử phạt ông Hà). Ông Thành và ông Hà đã đồng ý với mức xử phạt nêu trên và tang vật khoáng sản là cát. Tuy nhiên, hai ông cho rằng, việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện sử dụng là các tàu vỏ sắt là quá nặng nề.
Bên cạnh đó, ông Thành và ông Hà cũng kiến nghị cơ quan chức năng xem lại bởi việc xử phạt trên vì hành vi của hai ông chỉ là thử máy, ống hút và đường hàn của xà lan sau đó sẽ bơm trả lại vị trí ban đầu. Khi lập biên bản hiện trạng thì chỉ có mỗi cát chứ không có sỏi, đá, bùn.
Mặt khác, hai ông cho hay đây là lần đầu tiên bị lập biên bản nên không hiểu về pháp luật và hình thức xử phạt trong biên bản. Hơn nữa, họ không hiểu rõ biên bản và đã ký mà không nghĩ đến việc tịch thu phương tiện. Họ cho rằng, hành vi trên không phải buôn bán hay hút trộm cát để làm những việc trái pháp luật.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Bùi Quang Thu (Hà Nội) cho rằng, khi thực hiện xử phạt các sà lan trong vụ việc này thì cơ quan chức năng cần xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ mức phạt theo quy định tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về việc "Xác minh tình tiết của vụ án vi phạm hành chính" sẽ thuyết phục hơn. Một số chi tiết cũng đáng quan tâm như do dịch bệnh kéo dài, sà lan bị hư hỏng nên đã hai đương sự phải tạm dừng một thời gian dài. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, sà lan mới vào sông Tắc để sửa chữa máy móc để thực hiện dự án khác. Ngoài ra, họ cũng có hoàn cảnh khó khăn và chỉ là lao động hợp đồng làm thuê cho chủ sà lan. Sà lan trên cũng là phương tiện duy nhất giúp họ có thu nhập để nuôi sống gia đình.
Do đó, việc hai ông Hà và ông Thành kiến nghị lãnh đạo các cấp, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và Chủ tịch UBND TP Nha Trang xem xét hủy bỏ áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu phương tiện cần được xem xét khách quan, thấu đáo hơn.