【kết quả venados】VNVC hợp tác Takeda nhằm sớm đưa vắc xin sốt xuất huyết về Việt Nam

时间:2025-01-24 23:43:59来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Đại diện Công ty TNHH Takeda Pharmaceuticals và đại diện Hệ thống tiêm chủng VNVC ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược.
Đại diện Công ty TNHH Takeda Pharmaceuticals và đại diện Hệ thống tiêm chủng VNVC ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược.

Đây là lần đầu tiên Takeda ký kết hợp tác chiến lược với một đơn vị tiêm chủng hàng đầu tại Việt Nam, khẳng định mong muốn hợp tác toàn diện, lâu dài về y tế trên nhiều lĩnh vực tại quốc gia có hàng trăm triệu dân đang phát triển nhanh chóng về kinh tế và nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Tại buổi ký kết, hai bên đã thống nhất triển khai nhiều hoạt động quan trọng, khẳng định chiến lược phát triển bền vững với mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học… nhằm thúc đẩy nhận thức, nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vắc xin sốt xuất huyết.

Tại buổi lễ ký kết, Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) đánh giá cao sự hợp tác của Takeda và VNVC - Hệ thống tiêm chủng hoàn chỉnh hàng đầu Việt Nam. Ông Quang kỳ vọng sự hợp tác giữa Takeda và VNVC sẽ giúp người dân được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết trong thời gian sớm nhất.

Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng và tiêm chủng, PGS-TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam chia sẻ, từng chứng kiến nhiều vụ dịch và trường hợp tử vong do dịch sốt xuất huyết gây ra và hiểu hơn hết vai trò phòng nhiều bệnh truyền nhiễm của vắc xin. Ông Trần Đắc Phu đánh giá cao mô hình tiêm chủng ưu việt của VNVC và bày tỏ vui mừng trước sự lớn mạnh, uy tín và chất lượng của VNVC khi hiện có hơn 130 trung tâm tiêm chủng trên cả nước, giúp người dân được tiếp cận dễ dàng hơn các loại vaccine mới lưu hành trên thế giới. Ông Phu kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm có vắc xin sốt xuất huyết, giúp giảm số ca mắc và tử vong do bệnh gây ra, góp phần đẩy lùi dịch bệnh này một cách bền vững tại Việt Nam.

Phát biểu tại lễ ký kết, bà Katharina Geppert, Trưởng Đại diện Takeda Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi hợp tác với VNVC để đưa các giải pháp dự phòng, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của Takeda đến gần hơn với người dân Việt Nam. Tại Takeda, chúng tôi đánh giá cao sức mạnh của sự hợp tác giữa các đối tác y tế tại từng quốc gia để cùng nhau giải quyết các thách thức về sức khỏe cộng đồng, trong đó có giải pháp trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết”.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, sự kiện là dấu mốc đặc biệt quan trọng, VNVC đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất để cùng Tập đoàn Dược phẩm Takeda phối hợp nâng cao nhận thức về bệnh sốt xuất huyết. Sự kiện hợp tác mở ra triển vọng ứng dụng các biện pháp tân tiến phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là vaccine trong tương lai tại Việt Nam.

"Trong thời gian tới, VNVC nỗ lực mang về nhiều và đầy đủ nhất các loại vắc xin chất lượng cao tương đương với các nước phát triển trên thế giới cho người dân Việt Nam. Đồng thời, đơn vị cố gắng phát triển hệ thống trung tâm tiêm chủng an toàn, chất lượng với chi phí hợp lý và có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ tài chính để nhiều người dân trên toàn quốc có cơ hội tiếp cận đầy đủ các vắc xin", ông Ngô Chí Dũng nhấn mạnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sốt xuất huyết được xếp vào 10 thách thức y tế toàn cầu, có đến 40% dân số trên thế giới sống trong vùng nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết Dengue. Sốt xuất huyết nặng là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp mắc và tử vong ở trẻ em tại một số các quốc gia châu Á và châu Mỹ La tinh. Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về số ca mắc với ước tính hơn 200.000 trường hợp mỗi năm. Dự kiến số ca mắc sẽ gia tăng hằng năm do tình hình biến đổi khí hậu.

Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước có hơn 87.000 ca mắc sốt xuất huyết, 24 ca tử vong. Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ngoài việc giảm bớt các triệu chứng và chưa có vắc xin tại Việt Nam. Trong khi đó, biện pháp kiểm soát nguồn lây còn gặp nhiều khó khăn do ý thức phòng chống bệnh của người dân còn hạn chế, nguồn lực phòng ngừa không ổn định, địa bàn dân cư rộng khó kiểm soát, xử lý giám sát…

相关内容
推荐内容