Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn 90%,ĐổimớiđặctínhsảnphẩmampquotĐònbẩyampquotđểDNpháttriểnhận định trận monaco tuy nhiên sự phát triển của DN chưa có mức đóng góp vào nền kinh tế như mong muốn. Đặc biệt, từ đầu năm 2011 đến nay, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới.
Theo bà Nguyễn Thị Lê Hà, Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, khối lượng sản phẩm sản xuất luôn suy giảm, giá thành sản phẩm tăng cao, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, sức mua giảm sút dẫn tới lượng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao nên doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, một số nhà máy thép chỉ hoạt động cầm chừng 50 đến 60% công suất. Nhiều nhà máy sản xuất gạch xây dựng, muốn thu hồi được vốn đã liên tục giảm giá, cử nhân viên đến tận công trình đang thi công để tiếp thị nhưng kết quả không đáng kể.
Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến ngày 1-8-2013 tăng 9,0% so với cùng thời điểm năm 2012 (tăng 0,2 điểm % so với cùng thời điểm tháng trước). Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho cao như: Sản xuất sữa và các sản phẩn từ sữa tăng 25,7%; sản xuất đồ uống tăng 59,6%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 20,3%; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa tăng 35,8%; sản xuất pin và ắc quy tăng 23,2%; sản xuất dây, cáp điện và dây dẫn điện tử khác tăng 32,1%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 81,6%...
Nhìn nhận về thực trạng này, bên lề cuộc hội thảo quốc tế cùng doanh nghiệp vượt qua thử thách, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ do Viện Kinh tế và Quản lý (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Danh Nguyên, Phó Viện trưởng cho rằng, do năng lực quản lý của doanh nghiệp không thực sự tốt, ngoài thua thiệt về khoa học công nghệ, vốn đầu tư còn thua thiệt về trình độ quản lý bởi chủ các doanh nghiệp này thường đi lên từ các doanh nghiệp quy mô nhỏ, gia đình.
Mặc dù họ có nhiều năng lực về phát hiện ngành nghề, ngách kinh doanh mới nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi không nâng cao năng lực quản lý, gia tăng nguồn vốn, khoa học công nghệ thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có năng lực cạnh tranh yếu hơn so với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI.
“Do vậy, việc nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển nguồn nhân lực nội tại là điều quan trọng trong thời điểm hiện nay”, ông Nguyên nói.
Ông Utz Dornberger, Đại học Leipzig Đức cũng đánh giá cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để tạo giữ vững được những nền tảng trên, doanh nghiệp cần tập trung nhiều vào sự đổi mới đặc tính sản phẩm chứ không phải chỉ dựa trên sự đổi mới về giá bởi điều quan trọng nhất để hội nhập quốc tế là đổi mới đặc tính sản phẩm.
Cụ thể hơn, bà Hà cho rằng, để đạt được mục tiêu kinh doanh qua từng năm, doanh nghiệp phải luôn chú ý nghiên cứu thị trường, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh... để có đối sách cho từng mặt hàng, từng thị trường cạnh tranh.
Theo đó, doanh nghiệp cần có chính sách "đòn bẩy" kích thích các đối tượng người lao động đi sâu nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm (thay đổi kết cấu, kích thước, tăng công suất máy móc, tuổi thọ sản phẩm...), đồng thời đổi mới công nghệ, thay đổi dây chuyền sản xuất phù hợp với công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất và hiệu quả quản lý, hạ được giá thành sản phẩm.
Phan Thu