【tỷ số c1 hôm nay】Sàng lọc FDI là không dễ khi RCEP đi vào thực thi
作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 22:02:20 评论数:
TS. Trần Thị Hồng Minh,ànglọcFDIlàkhôngdễkhiRCEPđivàothựtỷ số c1 hôm nay Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương (CIEM). |
Đây là một trong những thách thức không nhỏ mà TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra cho việc thu hút đầu tưnước ngoài khi Hiệp định RCEP đi vào thực thi.
Tại Hội thảo công bố báo cáo "Thực hiện hiệu quả RCEP gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế" do CIEM và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (Australian Aid) phối hợp tổ chức vào sáng 20/1 tại Hà Nội, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh: "Hiệp định RECP mang lại cả cơ hội và thách thức đan xen nhau đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại, công nghệ Mỹ - Trung Quốc, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch Covid-19".
Tuy nhiên, những thách thức đặt ra cho công tác thu hút đầu tư nước ngoài khi RCEP đi vào thực thi cũng không hề nhỏ và những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam.
Trong đó, việc nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, sàng lọc chất lượng của dự ánFDI là chủ trương đúng, nhưng cũng không dễ thực hiện sau khi RCEP đi vào thực thi.
"Kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp, chưa kể khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam", bà Minh nêu.
Đối với hoạt động thương mại của Việt Nam. Hiệp định RCEP có thể tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam, bởi hiệp định này bảo phủ vùng lãnh thổ với 30% dân số toàn cầu. Các nghiên cứu định lượng được thực hiện cho đến nay đều cho rằng RCEP có tác động tạo ra thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại.
Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Cùng với việc gia tăng thương mại trung gian, doanh nghiệpViệt Nam cũng tạo cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực.
Có thể nói RCEP không phải nội dung mới mà là kết quả các nước thành viên có được sau hơn 7 năm từ phiên đàm phán đầu tiên. Ý tưởng về RCEP được hình thành trong bối cảnh gia tăng nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt sau khủng hoảng tài chínhtoàn cầu giai đoạn 2008 - 2009.
Khác với hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA, RCEP nhận được nhiều ý kiến trái chiều hơn. Có ý kiến cho rằng RCEP vẫn có lợi ích ròng về kinh tế, trong khi luồng ý kiến khác lo ngại "sân chơi" này làm tăng rủi ro nhập siêu trong khi không có nhiều tác động về thể chế đối với Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chứng kiến những đề xuất mới mang dáng dấp "cạnh tranh" với RCEP, chẳng hạn như chuỗi cung ứng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.