发布时间:2025-01-10 01:12:29 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Một góc phố đào rừng bên sông Nậm Rốm. (Ảnh: Xuân Tiến-Hải An/Vietnam+)
Đào rừng được người dân vùng lòng chảo Mường Thanh (Điện Biên) ưa dùng hơn 10 năm nay mỗi độ Tết đến,ĐàorừngrẻocaoĐiệnBiênnhộnnhịpxuốngphốđónTếbảng xếp hạng bayern munich Xuân về. Hơn một tuần trước, thị trường hoa Đào rừng ở Điện Biên đã chuyển động nhằm phục vụ nhu cầu chơi hoa của người dân phố núi.
Đào rừng đã thong rong trên nhiều tuyến phố trước khi đổ dồn về một địa điểm thuận lợi để bày bán. “Phố đào rừng” Nguyễn Hữu Thọ trên tuyến Quốc lộ 12 nối dài chạy dọc sông Nậm Rốm đã trở nên nhộn nhịp, tất bật cảnh thương lái vận chuyển, tập kết đào rừng và người xem, người mua; mỗi ngày có vô số gốc, cành đào rừng từ những “miền đào rừng” được “di cư” về đây.
Hành trình đào rừng về phố
Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, các địa phương như huyện Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Tây Trang-Na Hai... được mệnh danh là những “miền đào rừng,” cung cấp nguồn đào rừng cho thị trường lòng chảo Mường Thanh.
Tuy vậy, để hiện diện được nơi phố núi Điện Biên Phủ, những cành, gốc đào phải theo chân thương lái, vượt hành trình từ 40-100km, đường đồi núi, đèo dốc, quanh co, lắm vực thẳm, hiểm trở. Do vậy, chủ nhân của những gốc, cành đào rừng cũng phải vất vả, khó nhọc và thật dụng công mới đưa được nguồn đào rừng về phố.
Con đường tại “miền khát” xã Pú Nhi nối các xã rẻo cao như Sa Dung, Na Son, Phì Nhừ... của huyện Điện Biên Đông với thành phố Điện Biên Phủ; từ sáng sớm, khi sương đêm và hơi lạnh của núi rừng vẫn còn vướng víu chân người đi đường, núi rừng còn đang mờ ảo trong làn sương đêm thì hoạt động vận chuyển cành, gốc đào rừng đã xuất hiện.
Trên cung đường vòng vèo, uốn lượn men theo sống núi dài hàng chục km dễ dàng bắt gặp những tốp từ 2-4 người điều khiển những chiếc xe máy dã chiến, trên xe chở từ 2-3 gốc, cành đào rừng di chuyển, xuôi hướng về thành phố Điện Biên Phủ. Công việc thồ, vận chuyển đào rừng không dễ dàng gì trên cung đường vô số dốc đứng, khúc khuỷu, quanh co, đầy “sống trâu,” gồ ghề và bùn đất, sình lầy.
Để “yên vị” được những gốc đào, cành đào rừng tán rộng, cao ngất, dựng đứng trên yên xe, người thồ phải tạo giá đỡ (bằng gỗ, hoặc sắt) chắc chắc và chằng níu với vô số loại dây thừng, dây thun.
Người dân vận chuyển đào rừng từ những xã vùng cao cùa huyện Điện Biên Đông xuống núi để bày bán. (Ảnh: Xuân Tiến-Hải An/Vietnam+)
Ở những chỗ tiếp xúc với giá đỡ, dây chằng sẽ được bọc lót bằng lớp vải, bao tải để vỏ của thân, gốc đào rừng không bị trầy xước. Nếu lớp vỏ thân, gốc bị trầy xước thì những mảng rêu mốc, xù xì tạo độ “cổ” của cây sẽ bị mất đi, giá thành của gốc đào sẽ giảm. Điều tối kỵ nhất của người thồ đào rừng là việc di chuyển nhanh để hoa, nụ, búp trên cành không bị tác động mạnh do rung lắc; việc điều khiển cho xe chạy chậm sẽ giúp cho người điều khiển kịp xử lý những tình huống cua gấp, đột ngột gặp dốc tức.
Quá trình vận chuyển đào rừng đòi hỏi người điều khiển xe máy phải thật nhuần nhuyễn động tác “sang số” và phải có “cảm giác vận tốc” để “thắng” được những con dốc cao ngất mà không bị đuối đà. Cả hành trình hàng chục km đường là một quá trình xe gằn gứ số 2, số 3 nên phải chia chặng dừng nghỉ "hợp lý."
Có những đoạn dốc cao, trơn trượt, lắm rãnh dọc trên mặt đường thì phải có người đẩy xe từ phía sau. Do vậy đoàn người tham gia vận chuyển đào rừng phải đi từng tốp để hỗ trợ, giúp nhau khi cần thiết. Khi chạy xe máy không tải, với cung đường từ 40-70km, thậm chí là xa hơn thì những chàng trai người Mông bản địa, trí nhớ thuộc đến từng hòn đá bên đường thì chỉ mất thời gian hơn một tiếng đồng hồ.
Nhưng khi chở đào rừng cồng kềnh và nặng thì phải mất nhiều thời gian hơn, không ít người còn mang những chai nước suối, gói cơm nếp, tấm nilon bên mình để ăn uống lúc dừng chân nghỉ ngơi dọc đường.
Người dân vận chuyển đào rừng từ những xã vùng cao cùa huyện Điện Biên Đông xuống núi để bày bán. (Ảnh: Xuân Tiến-Hải An/Vietnam+)
Trong cái nắng hanh hao của miền sơn cước, tại đỉnh dốc ngay sát cạnh Hồ thủy lợi Nậm Ngám, sau quá trình vận chuyển sáu cành đào từ xã Sa Dung ra nhóm thanh niên ba người gồm Mùa A Nếnh, Mùa A Vư và Giàng A Chống đang ngồi bệt xuống đất nghỉ chân, thở gấp. Dốc Thủy lợi Nậm Ngám là một trong nhiều con dốc mà “cánh” vận chuyển đào rừng phải đẩy xe máy và hỗ trợ, giúp nhau mới “thắng” được độ cao của con dốc.
Nhìn Nếnh, Vư, Chống ai cũng thấm mệt, mồ hôi thấm đẫm những chiếc áo họ đang mặc, trang phục lấm lem bụi đường. Theo anh Mùa A Nếnh (xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) cho biết anh vào nghề săn đào rừng trên núi đã hơn sáu năm qua. Những cành đào rừng mà nhóm đang thồ được các anh tìm kiếm từ nhiều tháng trước trên những khu rừng của các xã Pú Nhi, Sa Dung; khi tìm được cây, các anh đã “đánh dấu” lên thân cây bằng việc buộc dây thừng, khẳng định cây đã có chủ. Gần Tết thì các anh mới lên lại rừng để hạ cành rồi vận chuyển ra phố bán.
Từ địa điểm nghỉ chân, phải vượt hành trình hơn 30km đèo dốc rất vất vả mới tới phố núi lòng chảo Mường Thanh. Khi cái thú chơi đào rừng của người dân thành phố ngày một tăng và trở thành “mốt” thì những “thương lái” cũng xem việc băng núi, luồn rừng, tìm kiếm nguồn đào rừng cung ứng ra thị trường cũng là cái “nghề.”
Tại các xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông, khi đi nương, vào rừng hái củi, kiếm mật ong hễ bắt gặp cây đào rừng chưa bị “đánh dấu” thì người dân đào luôn cây mang về trồng ở vườn nhà, chờ đến gần Tết lại đào gốc hoặc chặt cành mang ra thành phố bán.
“Phố đào rừng” bên sông Nậm Rốm
Tại phố núi Điện Biên Phủ, những ngày này, đào rừng hiện diện ở nhiều con phố rồi tập trung về đường Nguyễn Hữu Thọ bên dòng Nậm Rốm để bày bán. Phố đào rừng đã có hàng trăm gốc, cành đào rừng của hàng chục thương lái tập kết về đây.
Cả một đoạn đường dài của Quốc lộ 12 chạy từ khu vực Sân bay đến cầu Mường Thanh, một bên đường đã nêm cứng bởi những cành, gốc đào rừng. Gần 10 chiếc lều, lán được thương lái dựng lên trên vỉa hè phục vụ việc ăn ngủ nghỉ tại “chợ” hoa và trông coi đào rừng khi đêm xuống.
Đào rừng có màu sắc phớt hồng, dịu ngọt như mang đặc tính hoang sơ của núi rừng. (Ảnh: Xuân Tiến-Hải An/Vietnam+)
Mặc định từ nhiều năm trước, nơi thương lái tập kết, bày bán đào rừng là địa điểm mà nhiều năm trước đây họ đã hoạt động; do có sự phần chia như vậy nên các thương lái cũng không tranh giành chỗ bày bán.
Với những người lần đầu mang đào rừng xuống phố thì “thiệt thòi” hơn khi phải bày bán đào rừng ở xa trung tâm “phố đào rừng” hơn. Mỗi ngày, phố đào rừng Nguyễn Hữu Thọ bắt đầu hoạt động và nhanh chóng nhộn nhịp, sầm uất từ lúc tờ mờ sáng đến tận chiều tối. Dòng người đỏ về đây nhiều, thương lái thì bận rộn cảnh thồ đào, hạ cành, gốc xuống lề đường bày bán, rồi luôn tay cắt tỉa cành, tạo dáng cho cây, đẽo gọt gốc và bôi vôi, hơ lửa kích thích cho hoa, nụ nở kịp; khách hàng thì ngắm chọn, mặc cả giá mua... Thị trường đào rừng dịp Tết có giá mặt bằng chung cao hơn so với năm 2018.
Vào thời điểm này, mức giá thấp nhất cho một cành đào rừng dao động từ 200.000-700.000 đồng, cao thì tiền triệu trở lên đối với một cành, gốc đào rừng. Tuy vậy, thị trường đào rừng vẫn chưa xuất hiện gốc, cành nào có dáng cổ thụ, thế đứng đẹp, vỏ mốc, sần sùi lại hội tụ các yếu tố nhiều nụ, lắm hoa, sắc hoa thắm mịn, điểm thêm quả nhỏ đầu cành có giá cả chục triệu đồng như những năm trước.
Theo nhiều khách hàng, kiểu dáng, kích thước và quy mô gốc, cành đào rừng năm nay không đa dạng và chất lượng hoa không đẹp như mọi năm. Điều này cũng gây trở ngại cho người dân khi phai lựa được cành, gốc đáp ứng được yêu cầu giá cả, kích thước để hợp không gian gia đình, công sở.
Khó khăn cho người đi mua đào rừng năm nay là những cành, gốc có giá rẻ thì lại không có hoa, nụ, dáng thế không có, ngược lại, những gốc, cành đáp có búp, nụ và kiểu dáng, thế dứng thì giá lại “vượt khỏi túi tiền.” Anh Mùa Giống Tủa, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, người có thâm niên “thương lái” lâu năm về đào rừng, cho biết trong năm thời tiết rất bất lợi đối với chu kỳ phát triển, sinh trưởng của đào rừng.
Vào thời điểm tháng 8-11, xảy ra rất nhiều trận rét đậm, rét hại đã tác động không tốt đến quá trình nảy mầm, đơm nụ, nở hoa của đào rừng. Khi có rét đậm, rét hại xảy ra, ở mỗi địa phương lại có sự chênh lệch nền nhiệt từ 3-4 độ C nên hoa đào rừng ở mỗi miền đều không đồng nhất về thời gian nở.
Tại phố đào rừng, nhiều cành, gốc đã bung nở gần hết nụ, nhưng có nhiều cành, gốc phải kích thích để nụ mau nở hơn. Hai cành Đào tôi thồ xuống chợ hoa đem đi bán năm nay phải lựa chọn từ nhiều cành Đào tìm kiếm trên rừng. Các gốc đào không đem đi bán là do không có búp, nụ, nếu có dùng biện pháp kích thích thì hoa cũng không nở kịp, phải để năm sau mới khai thác.
Thông lệ, tại phố núi Mường Thanh-Điện Biên, các cơ quan, công sở thì mua đào rừng sớm; với người dân, chỉ khi còn 2-3 ngày đến Giao thừa thì mới tập trung đi mua đào rừng. Chính vì vậy, nên hiện tại sức mua đào rừng của người dân trên địa bàn còn yếu, việc người dân đổ dồn ra phố đào rừng chỉ mục đích thưởng lãm vẻ đẹp của hoa và dạo phố là chính.
Nhận biết được tâm lý của khách và thời điểm chưa cấp thiết phải “tiêu thụ sản phẩm” nên các thương lái không vội vàng hạ giá bán. Khác với vẻ kiêu sa, thắm đỏ của đào Nhật Tân, sắc hoa đào rừng chỉ phớt hồng, dịu nhẹ; nếu so về kiểu dáng, thế đứng thì đào rừng vượt trội so với các loại đào ta xuất xứ từ nhiều vùng miền bởi đào rừng mang đặc tính hoang dại, ban sơ của núi rừng.
Điều làm nên “sức hút” ở cành đào rừng là sắc hoa; dáng thế tự nhiên được tạo lập trong môi trường đầy nắng, gió và sự khắc nghiệt của núi rừng sơn cước; màu mốc và sự sần sùi, có mảng bám rêu xanh ngoài lớp vỏ...
Với người dân trên mảnh đất Điện Biên khi bắt gặp những nụ đào rừng phơn phớt đỏ đậu trên những cành cây khẳng khiu, vừa kịp khoe dáng, soi bóng trên đồi, khe suối là lúc bà con đã biết mùa Xuân đang ngấp nghé về./.
相关文章
随便看看