【bxh u19 châu âu】Việt Nam nên chọn APA song phương hay đa phương?
作者:Cúp C2 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 09:14:03 评论数:
Trong một thế giới toàn cầu hóa,ệtNamnênchọnAPAsongphươnghayđaphươbxh u19 châu âu quốc tế hóa, chuyển giá là một xu hướng tất yếu, tác động tới mọi nền kinh tế. Tại Việt Nam , hoạt động chuyển giá, né thuế của các tập đoàn đa quốc gia, có cơ sở sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam những năm gần đây có xu hướng gia tăng.
Do vậy, chống chuyển giá ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong chính sách thuế của quốc gia. Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được nhiều chuyên gia đặt nhiều kỳ vọng giúp ngành thuế chống chuyển giá hiệu quả.
Giải pháp hiệu quả chống chuyển giá
APA là thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế, hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định thuế cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. APA được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tại Hội thảo quốc tế “Thực tiễn quản lý thỏa thuận trước về giá tính thuế” vừa được tổ chức tại Hà Nội, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thuế) Đặng Tuấn Hiệp cho biết, từ năm 2000 đến nay, giao dịch của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn đã chiếm tới 70% hoạt động kinh tế quốc tế, đạt tới khoảng 6.000 tỷ USD/năm. Trong đó, giá chuyển nhượng trong nội bộ các công ty đang là vấn đề “nóng” được cơ quan thuế các nước đặc biệt quan tâm, thậm chí đã trở thành thách thức đối với cơ quan thuế của các nước.
Trước thực trạng đó, nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chủ động ban hành các chính sách khuyến khích tuân thủ mới, mà điển hình là cơ chế APA như là một giải pháp đặc biệt để giải quyết các tranh chấp về thuế giữa cơ quan thuế các nước và giữa cơ quan thuế với các công ty đa quốc gia.
Tại Việt Nam vào cuối năm 2013, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện APA, tạo hành lang pháp lý quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế, xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh làm phát sinh mức lợi nhuận thích hợp để thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập. Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa việc đánh thuế trùng và trốn lậu thuế, giảm thiểu tranh chấp về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết.
Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, mục tiêu quan trọng nhất của APA đối với cơ quan thuế là giải quyết tranh chấp kịp thời với chi phí thấp, độ chắc chắn, tin tưởng cao nhất.
Bên cạnh đó phải đạt được thỏa thuận về giá thị trường/giao dịch; duy trì mối quan hệ giữa cơ quan thuế và ngư ời nộp thu ế hoặc mối quan hệ song phương giữa cơ quan thuế các nước.
Ngoài ra, khi áp dụng các hình thức APA còn góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực cán bộ thuế cho các công việc phải tiến hành thanh, kiểm tra thường xuyên. Còn đối với doanh nghiệp, khi áp dụng APA phải xác định được kết quả định lượng; loại bỏ được những rủi ro khi bị thanh tra, trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn xác định trước được các chi phí về thuế.
Ông Colin Clavey, chuyên gia tư vấn cao cấp về APA của Tổ chức tài chính quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và bà Sabine Wahl, tư vấn viên độc lập về thuế cho rằng, muốn đạt được các thỏa thuận APA thành công thì cả cơ quan thuế và người nộp thuế cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trước khi bước vào đàm phán.
Về phía doanh nghiệp, cần có các cuộc họp, tham vấn trước khi có quyết định nộp hồ sơ APA cho cơ quan thuế. Còn về phía cơ quan thuế, sau khi đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị áp dụng APA thì phải có kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về người nộp thuế thông qua các báo cáo kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, đưa ra các phương án đàm phán với các nguyên tắc, mục tiêu và các căn cứ về giá để bảo vệ mức giá tính thuế hợp lý/từng giao dịch. Khi cả hai bên đã đạt được các mục tiêu có thể chấp nhận về mức giá, các điều khoản thực hiện, lộ trình áp dụng, phương thức tính toán… thì tiến hành ký kết thỏa thuận và cuối cùng là thực hiện APA.
Việt Nam nên chọn loại hình APA song phương hay đa phương?
Theo các chuyên gia, hiện tại trên thế giới đang có các loại hình APA, bao gồm đơn phương, song phương và đa phương. Trong đó, APA đơn phương tức là hình thức thỏa thuận giữa người nộp thuế và cơ quan thuế; APA song phương là giữa cơ quan thuế - cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế; APA đa phương là thỏa thuận giữa nhiều cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế. Tại Việt Nam hiện cũng đang tồn tại các hình thức APA này.
Hầu hết đại diện cơ quan thuế của 13 quốc gia, các chuyên gia tư vấn về thuế và APA cho rằng hiện tại hầu hết các quốc gia đang áp dụng APA đơn phương; đặc biệt đối với các quốc gia chưa có nhiều kinh nghiệm về APA. Bởi nếu thực hiện APA đơn phương thì cơ quan thuế sẽ có điều kiện tốt nhất để nghiên cứu, xem xét, đối chiếu và đi đến đàm phán cụ thể với từng người nộp thuế, trên cơ sở đó mới nhanh chóng đạt được các thỏa thuận về APA.
Theo bà Arcotia Hasidimitris - chuyên gia về giá chuyển nhượng của WB, hiện nay đa số các nước thực hiện APA đơn phương thay vì đa phương, bởi nếu thực hiện APA đa phương đòi hỏi phải có hiệp định thuế với quốc gia khác. Mặt khác, hầu hết các quốc gia đều muốn giới hạn thỏa thuận APA trong quốc gia của họ chứ không muốn sự tham gia của quốc gia khác. Đồng thời, chi phí APA đơn phương thấp hơn và thời gian đàm phán thỏa thuận ngắn hơn so với triển khai APA đa phương.
Với Việt Nam, để triển khai được APA hiệu quả, theo bà Arcotia Hasidimitris, Tổng cục Thuế cần có hệ thống cơ sở dữ liệu và kinh nghiệm về giá chuyển nhượng; đồng thời, cần có cán bộ hiểu biết về ngành, lĩnh vực sẽ thỏa thuận với người nộp thuế. Bên cạnh đó, các bên liên quan cần linh hoạt và có thiện chí để tiến hành thỏa thuận APA.
Mặt khác, cơ quan thuế Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm 3 bộ nguyên tắc về APA của Úc, trong đó có 3 cơ chế cho người nộp thuế lựa chọn tham gia ký các thỏa thuận, bao gồm: APA đơn giản hóa, APA chuẩn mực hoặc APA phức tạp.
Tuy nhiên cũng có những ý kiến ngược lại, như ông Yoshiyuki Nakagawa chuyên gia giá chuyển nhượng của Jica thì Việt Nam có nhiều đầu tư nước ngoài, nên việc áp dụng các APA song phương sẽ thích hợp hơn, bởi sẽ mang lại lợi ích cho cả cơ quan thuế và doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam.
Một cái lợi khác nữa là đàm phán song phương Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các cơ quan thuế đối tác. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, cơ sở pháp lý, kinh nghiệm và hệ thống thông tin dữ liệu còn thiếu, chưa đồng bộ do đó không nên áp dụng APA ồ ạt trong tất cả các ngành, lĩnh vực, mà chỉ nên lựa chọn một số ngành, lĩnh vực mà cơ quan thuế có đủ cán bộ năng lực, kinh nghiệm và có được hệ thống cơ sở dữ liệu tốt để áp dụng APA hiệu quả.
Trên cơ sở kết quả đạt được, cơ quan thuế cần tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm thì mới có thể triển khai nhân rộng./.
Thùy Dương