【đội hình sassuolo gặp fiorentina】Những nguy cơ của nền kinh tế thế giới năm 2011

作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:17:48 评论数:

nhung nguy co cua nen kinh te the gioi nam 2011

Khởi đầu loạt bài phân tích về triển vọng năm 2011,ữngnguycơcủanềnkinhtếthếgiớinăđội hình sassuolo gặp fiorentina tờ Tờ “Le Figaro” (Pháp) đăng bài phân tích của nhà kinh tế Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001, về triển vọng kinh tế thế giới trong năm tới. Tác giả bài viết cho rằng, thời điểm cuối năm 2010, nền kinh tế thế giới bị chia rẽ hơn hồi đầu năm.

Các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, các nền kinh tế Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong khi châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đương đầu với tình trạng trì trệ của nền kinh tế, với tỉ lệ thất nghiệp cao và dai dẳng.

Theo ông Stiglitz, thế giới hai tốc độ hiện nay đang đối mặt với những nguy cơ bất thường. Trong khi năng lực sản xuất ở châu Á chưa đủ để gánh thêm tỉ lệ tăng trưởng cho các nước khác trên thế giới, thì nó cũng đủ để làm tăng giá nguyên liệu.

Ý đồ của Mỹ muốn kích thích nền kinh tế thông qua chính sách tỉ giá linh hoạt của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể có tác động ngược. Trên thị trường tài chính quốc tế, các nhà đầu tư tìm kiếm các địa chỉ tốt hơn ở châu Á, chứ không phải ở Mỹ.

Với mức thất nghiệp cao ở châu Âu và Mỹ, chính sách kinh tế Mỹ ít có khả năng làm tăng lạm phát, tuy nhiên nó có thể gây ra lo ngại về vấn đề lạm phát trong tương lai, kéo theo việc tăng lãi suất trong dài hạn. Mối đe dọa rõ ràng nhất là tình trạng “thắt lưng buộc bụng” ngày càng lan rộng trên thế giới, nhất là chính phủ các nước châu Âu.

Hậu quả của chính sách này có thể nhìn thấy trước: tăng trưởng chậm lại, nguồn thu từ thuế sẽ giảm và mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách sẽ khó đạt được. Trong một thế giới hội nhập, sự suy giảm của châu Âu sẽ kéo theo sự suy giảm của Mỹ và ngược lại.

Với mức lãi suất thấp kỉ lục, Mỹ theo đuổi chính sách đầu tư công với quy mô lớn để tạo thêm việc làm trong ngắn hạn, tăng trưởng trong dài hạn và đạt mục tiêu cuối cùng là giảm nợ công. Tuy nhiên, thị trường tài chính hiện nay nhiều phức tạp cũng giống như trước khủng hoảng, cộng với sức ép từ việc giảm chi tiêu, kể cả các khoản đầu tư công vượt quá mức cần thiết. Ở châu Âu, tình hình cũng không sáng sủa hơn khi nền kinh tế thị trường tự do ở Hy Lạp, Ireland cũng không được vận hành tốt.

Stiglitz cho rằng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải xác định xem Mỹ và châu Âu cần bao nhiêu thời gian để lấy lại đà tăng trưởng và các nền kinh tế châu Á hướng xuất khẩu liệu có thể còn tiếp tục tăng trưởng khi các thị trường truyền thống của họ đang trong tình trạng uể oải. Tác giả bài viết nhận định các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là những nước năng động, thích ứng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tiếp tục sức tăng trưởng nhanh với việc điều chỉnh nền kinh tế của họ hướng về thị trường nội địa, vốn còn ít được chú ý khai thác.

Ngược lại, ông Stiglitz tỏ ra không mấy lạc quan về triển vọng của nền kinh tế của châu Âu và Mỹ trong năm tới. Tại Mỹ, Đảng Cộng hòa thích nhìn thấy chính quyền Đảng Dân chủ của ông Obama thất bại hơn là thấy kinh tế Mỹ thoát hiểm.

Trong khi đó, 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu, với những triển vọng và lợi ích khác nhau, không đủ sự đoàn kết cần thiết, thậm chí “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Theo ông Stiglitz, chỉ có những thay đổi chính trị mới cho phép châu Âu và Mỹ lấy lại đà tăng trưởng.

Tri Phương