【bxh ya】Tỉnh táo trước thủ đoạn phá hoại kinh tế
Tuổi trẻ Thủ đô đi bộ hưởng ứng Ngày hội văn hóa hòa bình do TP. Hà Nội tổ chức. |
Trong bối cảnh như vậy, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, các trang tin xấu độc đều tức tối, chĩa mũi dùi nhằm bôi xấu, “dìm” hàng hóa, thương hiệu Việt, hòng phá hoại nền kinh tế nước ta.
Chúng đặc biệt quan tâm đến các mặt hàng, thương hiệu xuất khẩu, những doanh nghiệp lớn, có uy tín, nổi tiếng trong và ngoài nước. Gần đây, một số doanh nghiệp, sau khi đã thành công ở thị trường trong nước, tiếp tục có những dịch vụ, sản phẩm “đem chuông đi đánh xứ người”, tạo được tiếng vang lớn. Khi ấy, hoạt động chống phá của các thế lực phản động, thù địch lại gia tăng.
Chúng lùng sục tìm kiếm sơ hở để lấy cớ bôi đen, rồi cắt ghép, tung hỏa mù, chơi trò “thật thật, giả giả” nhằm “dìm” hình ảnh hàng hóa, thương hiệu Việt, biến các sản phẩm của doanh nghiệp như thể giả dối, “treo đầu dê bán thịt chó”. Chúng còn sử dụng “review” (đánh giá, phân tích) của các chuyên gia nước ngoài, bỏ đoạn khen, dùng đoạn chê để bôi xấu hàng Việt.
Tiếc thay, nhiều cư dân mạng lại "nhẹ dạ" tin vào các thông tin này. Có những người còn chụp màn hình, dẫn đường link chia sẻ trên mạng xã hội của mình, đưa vào các hội nhóm... Trong khi đó, doanh nghiệp hay các cơ quan chức năng dù biết đây là thông tin sai sự thật, nhưng cũng không có “ba đầu sáu tay” để giải thích, chứng minh. Ngay cả có làm được điều ấy thì thiệt hại cũng đã xảy ra.
Đáng tiếc, nhiều người không hiểu được rằng, sự “nhẹ dạ cả tin” và hành động quá nhanh khi bấm “like” (thích), “share” (chia sẻ) của mình vô hình trung đã gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thiệt hại thì nền kinh tế nước nhà cũng thiệt hại và người dân cũng vậy.
Cho nên, trên môi trường mạng, mỗi người cần phải rất tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin, trong đó có thông tin về hàng hóa Việt Nam, để tránh mắc bẫy của các thế lực thù địch, phản động.
Để phân biệt được thông tin thật - giả, cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như so sánh, phân tích thông tin; sử dụng các trang tin đáng tin cậy, các nguồn tin chính thống để kiểm chứng.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sau gần 37 năm đổi mới, đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là công sức, nỗ lực phấn đấu và đóng góp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân có tâm, có tài, có lòng yêu nước và khát khao định vị thương hiệu quốc gia trên thị trường thế giới.
Bằng chính khát vọng đó, các doanh nghiệp không chỉ chăm lo củng cố sản xuất trong nước, hợp tác với nhà đầu tư quốc tế sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, mà còn tăng cường xuất khẩu, mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Đến nay, cả nước đã có 1.625 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 21,9 tỷ USD, tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng; nông, lâm nghiệp, thủy sản; thông tin truyền thông...
Những thương hiệu như cà phê Trung Nguyên, Vinamilk, TH True Milk... và nhiều mặt hàng nông sản, giày dép, may mặc, đồ gỗ của Việt Nam đã chinh phục được thị trường thế giới. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khôn khéo đi vào những thị trường ngách đưa được những sản phẩm độc đáo, như lắp kết cấu thép cho sân vận động World Cup ở Qatar 2022...
Gần đây, Tập đoàn Vingroup còn đầu tư Dự án nhà máy sản xuất ô tô điện ở Hoa Kỳ với số vốn dự kiến 4 tỷ USD. Hàng ngàn chiếc ô tô điện mang thương hiệu Vinfast sản xuất tại Việt Nam đã được xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Những chiếc xe đầu tiên cũng đã được bàn giao cho khách hàng.
Năm 2001, xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ khiêm tốn ở mức hơn 30 tỷ USD. Đến năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chính thức đạt mốc kỷ lục 700 tỷ USD. Từ vị trí thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu hàng hóa năm 2006, đến năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam đã vươn lên xếp hạng thứ 23 thế giới. Trong khu vực ASEAN, từ vị trí tốp cuối, đến nay, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai (sau Singapore).
Trang bị những thông tin này để mỗi người chúng ta thêm tin yêu, thêm tự hào vào nền kinh tế đất nước, cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân và hàng hóa Việt Nam. Chỉ có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Từ niềm tự hào, chúng ta có trách nhiệm quan tâm, bảo vệ; mà cách bảo vệ tốt nhất chính là không mắc bẫy thông tin xuyên tạc của kẻ xấu.
Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương và mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần tham gia tích cực hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các cấp ủy Đảng cần chú trọng triển khai tổ chức thực hiệu tốt hơn nữa Chỉ thị số 03-CT/TƯ ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Bài học kinh nghiệm sâu sắc mà nhiều dân tộc trên thế giới đã cho chúng ta thấy, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc chính là chìa khóa cho sự phát triển hùng cường. Do đó, trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay, phần quan trọng của chiếc chìa khóa ấy là mỗi người dân yêu nước không những phải tỉnh táo, không mắc bẫy, mà còn phải sẵn sàng bảo vệ lợi ích của nền kinh tế, của doanh nghiệp, của hàng hóa Việt; phản bác những thủ đoạn, những màn kịch mà kẻ xấu dựng lên.
Đất nước muốn hùng cường cần có doanh nghiệp mạnh, hàng hóa mạnh. Doanh nghiệp muốn mạnh thì ngoài nỗ lực tự thân không thể thiếu sự ủng hộ của người dân./.