Chiều 14/6,ĐBQuốchộiPhụnữcólúcquênmấtsứcmạnhlớnnhấtlàsựdịudàred88 vip thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) dẫn số liệu theo điều tra của Bộ LĐTB&XH năm 2020 cho thấy, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng; 90,4% phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ. Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ VH-TT-DL năm 2020, số trường hợp bạo lực gia đình được xử lý bằng nhiều hình thức là 1.378 trường hợp cho thấy luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa thật sự đi vào cuộc sống. Ông Cảnh cho rằng, mục đích của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là ngăn chặn các hành vi bạo lực nhưng cái xã hội đang mong muốn nhiều hơn đó là làm sao để xây dựng các gia đình mới hạnh phúc, duy trì hạnh phúc gia đình đang có, hàn gắn các rạn nứt trong hôn nhân và cuối cùng mới là chữa lành các vết thương về thể xác và tinh thần của các thành viên trong gia đình đang có bạo lực trước khi hôn nhân đổ vỡ. ĐB đề nghị Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được mở rộng phạm vi. Nội dung mới sẽ là các biện pháp xây dựng hạnh phúc gia đình; nội dung phòng bạo lực gia đình sẽ được mở rộng hơn như Quốc hội đang thảo luận, nội dung chống bạo lực sẽ là một chương cuối trong luật và Luật được mở rộng sẽ có tên là Luật xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Theo ĐB Cảnh, văn hóa gia đình cần được định hướng phù hợp với văn hóa quốc gia, đó là văn hóa gia đình cũng phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc văn hóa tốt đẹp của thế giới và áp dụng lối sống văn minh. Giải thích rõ hơn về giữ gìn truyền thống tốt đẹp, ĐB Cảnh nói, tổ ấm phải có bàn tay phụ nữ. Bình đẳng không phải là cố gắng để ngang tài ngang sức mà đảm bảo vai trò, cơ hội phát triển và được thụ hưởng như nhau về thành quả. “Phụ nữ có lúc quên mất sức mạnh lớn nhất và theo mình cả đời đó là sự dịu dàng. Đôi khi họ cố gắng thật nhiều để có các năng lực khác nhưng không bù lại được kết quả mà sự dịu dàng mang lại cho gia đình”, ông Cảnh nêu. Đối với văn minh thế giới, ông Cảnh cho rằng cần bỏ suy nghĩ trọng nam khinh nữ, phải có con trai nối dõi. “Việc có con duy trì nòi giống là bản năng sinh tồn của các loài, trong đó có loài người. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh trong gen của cháu nội hay cháu ngoại đều chứa hơn 20% thông tin di truyền của ông bà. Như vậy cháu nội hay cháu ngoại cũng đều duy trì nòi giống cho ông bà. Việc thờ cúng thì ngày nay con gái, con rể hay cháu ngoại vẫn thực hiện chu đáo, chưa kể phần đông con gái quan tâm, chăm sóc cha mẹ già tốt hơn con trai”, ĐB tỉnh Bình Định nêu quan điểm. Cũng theo ông Cảnh, đối với văn hóa tốt đẹp của các gia đình trên thế giới, vợ chồng cần kính trọng lẫn nhau, nói với nhau lời yêu thương, tặng quà trong các dịp quan trọng, sống gần gũi, ăn mặc chỉnh tề, dành quyền ưu tiên, nhận lãnh trách nhiệm, hy sinh cho nhau, sống vững niềm tin, làm tròn bổn phận vợ chồng. “Cha mẹ nào cũng thương con nhưng người chồng tế nhị sẽ biết quan tâm vợ trước khi quan tâm con để tránh đôi lúc người vợ nghĩ chồng cưới mình về chỉ để sinh con, hay người vợ quan tâm chồng trước khi quan tâm con để người chồng nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm của mình đối với gia đình”, ông Cảnh bày tỏ. Đề nghị bổ sung hành vi bạo lực trên không gian mạng ĐB Cao Mạnh Linh (Thanh Hóa) cho hay, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, các hành vi bạo lực có thể chia thành 4 nhóm: Bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực tình dục. Ông Linh cho rằng, các nhóm hành vi bạo lực này có tính chất phương thức thực hiện, mức độ nhận diện hậu quả xảy ra rất khác nhau. Nên về nguyên tắc để phòng chống có hiệu quả, bảo đảm tính răn đe thì cần phải có cách thức xử lý, áp dụng các biện pháp phù hợp với từng nhóm hành vi cũng như mức độ nghiêm trọng của từng hành vi. Theo ông, đa số các biện pháp xử lý cơ bản chỉ phù hợp với việc phòng chống các hành vi bạo lực về thể chất chưa thật phù hợp để xử lý các hành vi bạo lực về kinh tế, tinh thần như biện pháp cấm tiếp xúc, bố trí nơi tạm lánh, chăm sóc người bị bạo lực. Do đó, ĐB đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để hoàn thiện thêm quy định về các hành vi bạo lực về cơ chế, cách thức xử lý và các biện pháp xử lý cụ thể cho phù hợp với từng loại hành vi mức độ của hành vi. ĐB Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị ban soạn thảo nên cân nhắc, xem xét, phân loại theo nhóm, tính chất, mức độ hành vi bạo lực gia đình để làm cơ sở quy định, chế tài để tương ứng với các điều khoản tiếp theo của luật này. Đối với nội dung “cưỡng ép vợ hoặc chồng mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi”, ĐB cho rằng vừa dư nhưng lại thiếu và đề nghị bỏ cụm từ “vợ hoặc chồng”, vì các hành vi bạo lực như nêu trên không chỉ có vợ hoặc chồng mà còn có thể có sự can thiệp, cưỡng ép từ các hành vi khác trong gia đình như ông bà, cha mẹ. ĐB Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) đề nghị bổ sung hành vi bạo lực trên không gian mạng vì hiện nay chúng ta sẽ thấy những câu chuyện bôi xấu nhau trên mạng khi không vừa lòng nhau. Đây cũng là bạo lực và bạo lực này còn khủng khiếp hơn nội hàm bên trong nội bộ gia đình. Bà đề nghị bổ sung các giải pháp hỗ trợ cơ sở trợ giúp cho đối tượng đặc thù là trẻ em bị bạo lực gia đình và bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình. ĐB Nguyễn Trần Phượng Trân (TP.HCM) kiến nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định quyền của người bị bạo lực gia đình là được lựa chọn chỗ ở là chính ngôi nhà của họ trong trường hợp áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình. Bà cũng kiến nghị cân nhắc tâm lý, nguyện vọng của người bị bạo lực gia đình khi muốn được cư trú tại nhà mình nhằm tránh tạo thêm gánh nặng tâm lý cho người bị bạo lực, không nhất thiết phải tạm lánh như quy định của dự thảo Luật. Hương Quỳnh Bổ sung một loạt hành vi được coi là bạo lực gia đìnhIm lặng khi về nhà, không chê vợ nhưng suốt ngày khen hàng xóm chu đáo, "giận cá chém thớt"... là những biểu hiện không gây hại ra bên ngoài nhưng theo ĐBQH lại gây khủng hoảng về mặt tâm lý, tinh thần trong gia đình. |