当前位置:首页 > Cúp C1

【số liệu thống kê về club américa gặp monterrey】TP.HCM muốn có thêm khu công nghiệp để thu hút đại bàng

Ảnh minh họa

Sắp hết quỹ đất công nghiệp

“Đã rất lâu rồi,ốncóthêmkhucôngnghiệpđểthuhútđạibàsố liệu thống kê về club américa gặp monterrey TP.HCM chưa có một khu công nghiệp nào mới, trong khi quỹ đất công nghiệp và số khu công nghiệp các tỉnh lân cận vượt trội rất nhiều”, là chia sẻ mới đây của ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza).

Theo ông Hưng, giai đoạn 2010-2015, TP.HCM đi đầu trong nhóm các tỉnh, thành phố có khu công nghiệp và đất công nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, quỹ đất công nghiệp của Thành phố ngày càng ít.

“Tới thời điểm này, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ còn khoảng 300 ha đất có thể cho thuê, khai thác được. Trong khi quy hoạch của Thành phố có 5.800 ha đất công nghiệp”, ông Hưng nói và cho biết thêm, đây là vấn đề Thành phố cần phải đặt ra để bàn bạc và Hepza sẽ tham mưu lãnh đạo Thành phố tạo, tìm kiếm quỹ đất, từ đó mới có thể thu hút đầu tưcho giai đoạn sắp tới.

Theo quy hoạch phát triển TP.HCM đến năm 2020, toàn Thành phố có 23 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhưng đến nay mới triển khai được 19 khu công nghiệp, khu chế xuất, chiếm 76,78% quy mô diện tích đất quy hoạch.

Trong đó, diện tích đất công nghiệp cho thuê của 19 khu công nghiệp, khu chế xuất đã thành lập đạt 66%. Nếu chỉ tính 17 khu đang hoạt động thì tỷ lệ lấp đầy đạt 72,17%. Chỉ còn hơn 64 ha đất nằm rải rác, trong đó lô đất lớn nhất chỉ 3-4 ha.

Thời gian qua, một số nhà đầu tư muốn thuê diện tích lớn, vài chục héc-ta để đầu tư vào các khu công nghiệp của Thành phố, nhưng không có. Bà Lê Thị Bích Loan, Phó trưởng ban Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM cũng cho biết, sau khi Covid-19 được kiểm soát, nhiều doanh nghiệpchâu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… đang dịch chuyển đầu tư vào TP.HCM, trong đó có Khu công nghệ cao, nhưng quỹ đất ở đây đã hết, nhất là đất thương phẩm cho sản xuất.

“Các doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc những doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của Intel trên toàn cầu muốn đầu tư vào TP.HCM, nhưng không có đất. SamSung cũng chính thức đặt vấn đề với chúng tôi là họ cần 100 ha, song đành chịu”, bà Loan nói.

Bổ sung khu công nghiệp

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, TP.HCM hiện còn 4 khu công nghiệp chưa được thành lập. Trong đó, 3 khu đã được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương không thực hiện quy hoạch, đó là Bàu Đưng (175 ha), Phước Hiệp (200 ha), Xuân Thới Thượng (300 ha). Đây là những dự ánđã nằm trong quy hoạch 13 năm, nhưng chưa được triển khai.

Năm 2017, Thành phố đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương đưa 3 khu công nghiệp trên ra khỏi quy hoạch, đồng thời bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh (668 ha) vào quy hoạch để đảm bảo tổng quỹ đất khu công nghiệp thành phố được duyệt là 7.000 ha.

Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng đã ký Văn bản số 1512/UBND-KT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để làm rõ một số nội dung của Đề án bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn.

Đại diện UBND TP.HCM cho biết, việc đề xuất bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu thuê đất công nghiệp diện tích lớn của các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi theo ghi nhận của Thành phố, có một số tập đoàn nước ngoài tìm kiếm quỹ đất lớn để đăng ký thuê. Bên cạnh đó, cũng có các nhà đầu tư tiềm năng đăng ký tham gia làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp như Tập đoàn Logos, TTI, Goldman Sachs, Einhell, Quantum…

Khu công nghiệp Phạm Văn Hai sẽ định hướng tập trung thu hút các ngành nghề trọng tâm ưu tiên gồm: ngành cơ khí chế tạo máy, trang thiết bị điện, cơ - điện tử, robot công nghiệp, cơ khí chính xác, ngành điện tử - công nghệ thông tin, viễn thông, vi mạch… Khi thành lập sẽ tập trung thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước với ngành nghề nêu trên.

“Việc bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai sẽ tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy công nghiệp phát triển, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố và chính sách phát triển của Chính phủ trong giai đoạn mới”, UBND TP.HCM nêu trong Văn bản báo cáo.

Chia sẻ về nội dung này, một lãnh đạo Công ty Tanimex - đơn vị quản lý Khu công nghiệp Tân Bình cho rằng, việc bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch là rất đúng đắn, bởi toàn bộ diện tích quy hoạch của khu công nghiệp này không có đất lúa và bỏ hoang nhiều năm.

Ngoài ra, gần Khu công nghiệp Phạm Văn Hai còn có Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), Tân Tạo (quận Bình Tân) và Tân Ðô, Tân Ðức, Hạnh Phúc (huyện Ðức Hòa, tỉnh Long An)... điều này sẽ giúp các công ty dễ dàng liên kết với nhau trong quy trình chuỗi cung ứng sản phẩm. Ðặc biệt, tuyến đường Vành đai 3 và các đường cao tốc kết nối hướng Tây TP.HCM sẽ giúp việc vận chuyển thuận lợi.

“TP.HCM muốn đón ‘đại bàng’ đến đầu tư thì cũng phải có nơi để ‘làm tổ’. Do đó, việc thành lập khu công nghiệp này là rất cần thiết”, vị lãnh đạo Tanimex chia sẻ.

分享到: