【diễn biến chính liverpool gặp nottingham forest】Doanh nghiệp Bình Phước trong bộn bề gian khó
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:03:19 评论数:
>> Doanh nghiệp Bình Phước trong bộn bề gian khó
Chỉ còn hơn 4 tháng nữa là năm 2012 sẽ khép lại nhưng đến thời điểm này,ệpBigravenhPhướctrongbộnbềdiễn biến chính liverpool gặp nottingham forest nhiều doanh nghiệp (DN) trong tỉnh vẫn đang loay hoay với bài toán hàng tồn và vốn đầu tư phát triển sản xuất. Tháo gỡ khó khăn cho DN như thế nào và bắt đầu từ đâu để khó khăn sớm đi qua và thiệt hại cũng như những ảnh hưởng ở mức thấp nhất đang đặt ra cho các cấp, các ngành trong tỉnh.
Bài 2: THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP
ƯU TIÊN THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP
Liên tục trong thời gian qua, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại, gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh với các DN và ngân hàng thương mại trên địa bàn để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN. UBND tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại; tháo gỡ vướng mắc về chính sách trong hoạt động vay vốn; xử lý các tồn đọng về tài chính như: Khoanh nợ, giãn nợ, hoãn nợ các khoản nộp vào ngân sách nhà nước đối với những DN khó khăn tạm thời.
Giá nguyên liệu giảm khiến nhiều DN chế biến điều bị thua lỗ - Ảnh:Sản xuất điều ở Công ty cổ phần Hà Mỵ |
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thành lập và chỉ đạo Tổ tháo gỡ khó khăn cho DN (tổ 776) tiến hành rà soát hoạt động của các DN trên địa bàn tỉnh để nắm bắt khó khăn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp tháo gỡ cho DN.
Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với đại diện các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vừa qua, Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Phước Đặng Hà Giang khẳng định: Vấn đề chính là ở các DN. Các DN cho rằng khó tiếp cận với nguồn vốn nhưng chính các DN chưa cởi mở, minh bạch về tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng là cầu nối gắn kết giữa DN với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Để tháo gỡ khó khăn cho các DN, ông Giang cho biết, khách hàng có năng lực tài chính tốt, lành mạnh sẽ được áp dụng mức lãi suất cạnh tranh. DN trong giai đoạn khó khăn tạm thời được điều chỉnh, cơ cấu lại kỳ hạn nợ, hỗ trợ vốn phù hợp với tình hình hoạt động và khả năng trả nợ thực tế của DN. Ngân hàng cũng chưa thu lãi đối với những khách hàng có thiện chí hợp tác để giải quyết nợ...
Về phía tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Tấn Thiệu yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bình Phước phối hợp cùng Tổ tháo gỡ khó khăn cho DN rà soát lại quy mô DN. Đánh giá, phân loại DN nào cần vốn, DN nào cần thị trường để có hướng hỗ trợ cụ thể.
ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP?
Chính phủ đã ban hành giải pháp hỗ trợ 29 ngàn tỷ đồng để “cứu” DN theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10-5-2012 nhưng nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp này vẫn chưa đến được với DN như kỳ vọng. Hiện nay, DN vẫn phải chịu rất nhiều loại phí trực tiếp và gián tiếp, vì vậy cần phải xóa bỏ những loại phí không còn phù hợp, miễn giảm một số loại phí để DN bớt áp lực. Lãi suất cao hay thấp chưa phải là vấn đề hàng đầu mà là các DN có đến được với nguồn vốn ngân hàng hay không (?). Bản thân ngân hàng mặc dù có nguồn vốn dồi dào cũng không cho vay được, chứ không phải ngân hàng không muốn cho vay. Vì vậy, việc cơ cấu lại nợ để DN đến với ngân hàng là giải pháp quan trọng.
Phó giám đốc Sở Công thương Nguyễn Quang Cánh cho rằng: Giữa DN và ngân hàng chưa có tiếng nói chung. DN tồn hàng còn ngân hàng tồn tiền. Để giúp DN có vốn xoay vòng và ngân hàng có điều kiện lưu thông vốn buộc ngân hàng phải đa dạng hóa việc cho vay. Có như thế DN mới có nhiều cơ hội để tiếp cận được với vốn của ngân hàng. Còn đối với ngành điều, khâu tách nhân và bóc vỏ lụa là rất quan trọng. Vì vậy, tỉnh nên hỗ trợ để DN cải tiến trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thương trường.
Ngược lại, phía DN cũng phải chủ động tìm kiếm thị trường, đa dạng hóa sản phẩm như ngành điều thay vì chỉ xuất khẩu nhân điều. Các DN có thể đa dạng hóa các mặt hàng chế biến sau nhân điều. Cùng với đó là hàng loạt các chương trình xúc tiến thương mại, bán hàng bình ổn, đưa hàng về nông thôn... nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm gánh nặng tồn kho cho DN. Và nếu có thể, Nhà nước cũng nên đối xử với cây điều như đối với cây lúa hay cá tra; tức là có chính sách thu mua để giảm tồn kho cho DN, giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thiếu liên kết, phối hợp trong sản xuất - kinh doanh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, đẩy giá nông sản lên cao hay việc đầu cơ găm hàng, thiếu tầm nhìn xa trông rộng... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của DN hiện nay, nhất là DN chế biến xuất khẩu nhân điều. Bài học nhãn tiền là việc bán phá giá cá tra, cá ba sa ở An Giang, để rồi một thời gian dài ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản khốn đốn vì bị kiện...
Trở lại các giải pháp về miễn, giảm hay gia hạn thuế để khoan sức cho DN. Đây được xem là mong muốn chung của nhiều DN nhưng các DN không thể đặt nặng vấn đề này mà cần chủ động tự cứu mình. Thực tế các DN chỉ đang loay hoay với vấn đề nợ thuế, gánh nặng tồn kho mà quên đi việc phải tiếp tục sản xuất - kinh doanh.
Với những giải pháp nêu trên, cùng sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh và những nỗ lực vượt khó của các DN, hy vọng các DN Bình Phước sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Minh Luận