【ti le cuoc nha cai】Giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân

时间:2025-01-25 10:04:44 来源:88Point

Trong Di chúc của Bác khi đề cập đến Nhân dân lao động Người đã nhấn mạnh: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa,ảmnghonngcaođờisốti le cuoc nha cai nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”. Thực hiện theo Di chúc của Bác kính yêu, những năm qua Hậu Giang luôn cố gắng chăm lo đời sống của người dân, đạt được nhiều kết quả trong thành tựu giảm nghèo...

Nhờ mô hình nuôi ba ba mà đời sống kinh tế gia đình anh Kiệt ngày càng khởi sắc.

Hơn 15 năm thành lập, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với ý thức tự vươn lên của người dân, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đã đạt những kết quả nổi bật, góp phần nâng cao đời sống người dân về vật chất lẫn tinh thần.

Tiếp thêm động lực cùng hộ nghèo

“Nhờ nuôi ba ba mà kinh tế gia đình tôi đỡ hết sức”, anh Võ Tấn Kiệt, ở ấp Bàu Môn, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, mở đầu câu chuyện. Mới năm trước, gia đình anh còn là hộ nghèo ở ấp, nhờ có mô hình này mà kinh tế gia đình anh ngày càng khởi sắc, vươn lên thoát nghèo và dần có tích lũy vốn.

Giờ đây, anh Kiệt đang nuôi khoảng 20.000 con ba ba, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Anh Kiệt chia sẻ, trước đây, cuộc sống quá khó khăn, vất vả, làm cả tháng trời cũng chẳng dư ra được vài trăm, còn hiện tại, tiền thức ăn hàng ngày của ba ba cũng lên đến 2 triệu đồng/ngày

Lúc trước, hoàn cảnh gia đình anh Kiệt rất khó khăn, hai vợ chồng được gia đình cho 5 công ruộng, tuy nhiên, mùa màng thất bát làm chẳng đủ ăn, rồi lo con cái, cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Lúc ấy, ngoài làm ruộng anh Kiệt còn nuôi vịt, nuôi cá song cái nghèo mãi bám víu. Anh luôn trăn trở phải nuôi con gì, trồng cây gì, để cải thiện cuộc sống, không lẽ cứ để cái nghèo đeo bám. Vợ chồng anh nghèo đã đành, mai mốt con cái lớn lên cũng chịu chung cảnh nghèo thì tội chúng nó.

Hàng đêm, anh luôn trăn trở suy nghĩ, kiếm cách để vực dậy kinh tế gia đình. Thấy nhiều người nuôi ba ba cho hiệu quả kinh tế cao, thế là anh bàn với vợ vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua ba ba về nuôi. Lúc đầu, anh thả nuôi 1.000 con ba ba, hơn 1 năm chăm sóc, anh bán thu được lợi nhuận kha khá. Nhận thấy đây là mô hình phù hợp, có thể cải thiện kinh tế gia đình nên dần dần anh mở rộng thêm diện tích nuôi, đến nay được 9.000m2. Anh Kiệt chia sẻ: “Nhờ nuôi ba ba, gia đình tôi đã thoát nghèo, đồng thời, tích lũy vốn mua thêm được 4 công đất ruộng”.

Theo anh Kiệt, là hộ nghèo chỉ cần tận dụng có hiệu quả sự trợ giúp, đồng thời, bản thân phải biết nỗ lực vươn lên, thì có thể thoát được cảnh nghèo. Được biết, khoảng 2, 3 tháng nữa anh Kiệt sẽ xuất bán khoảng 7, 8 tấn ba ba, hứa hẹn mang về nguồn thu nhập cao cho gia đình.

Hỗ trợ vốn giúp hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh từ lâu được xem là công cụ then chốt trong xóa đói giảm nghèo. Thông qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi này, đã có hàng chục ngàn hộ nghèo làm ăn có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo. Với phương thức cho vay ủy thác qua các đoàn thể, tổ vay vốn đã tạo ra sự tương trợ giúp hộ nghèo vươn lên, ổn định đời sống kinh tế.

Cùng với vay vốn, các địa phương cũng được hỗ trợ vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, để thực hiện các mô hình sản xuất, chăn nuôi, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Năm 2019, xã Vĩnh Thuận Tây là đơn vị được chọn để thực hiện mô hình giảm nghèo. Có 22 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được mượn vốn trong 3 năm không tính lãi suất, mỗi hộ từ 10 đến 20 triệu đồng, để đầu tư vào mô hình chăn nuôi bò, nuôi lươn. Ông Nguyễn Thanh Thoảng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, cho biết: “Việc hỗ trợ vốn cho người dân được chúng tôi tiến hành minh bạch, rõ ràng và công khai ra dân. Việc hỗ trợ này sẽ giúp người dân có thêm nguồn vốn để mở rộng mô hình, góp phần nâng cao thu nhập, qua đó từng bước tiếp cận dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Công tác xóa đói giảm nghèo đã trở thành phong trào sâu rộng và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng xã hội. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chung sức đồng lòng

Là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao của tỉnh, những năm qua, huyện Long Mỹ đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống người dân. Chú trọng nâng cao nhận thức của người dân về công tác xóa đói giảm nghèo, bởi chỉ khi nào người nghèo ý thức được trách nhiệm của bản thân mình, gia đình mình, thì mới tránh được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cố gắng vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới. Theo ông Phan Văn Mưa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Long Mỹ, nếu như năm 2016 toàn huyện có 2.910 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 18,1%, thì đến đầu năm 2019 con số này đã giảm xuống còn 10,2% với 2.274 hộ, bình quân mỗi năm giảm 2,8%.

“Để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, huyện đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức người dân, bởi nếu họ cứ mãi trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương thì đời sống khó có thể nâng cao lên được. Địa phương cũng chú trọng thực hiện các giải pháp hỗ trợ về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đối thoại với hộ nghèo, để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, cũng như những khó khăn của bà con, để hỗ trợ”, ông Mưa cho biết.

Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, nhiều địa phương đã hỗ trợ hộ nghèo có trọng tâm, trọng điểm thay vì rải mành mành. Theo ông Cao Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An, những hộ đăng ký thoát nghèo phải có phương án sản xuất cụ thể. Sau đó, địa phương tạo điều kiện tiếp cận vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phân công các hội, đoàn thể kèm cặp, hướng dẫn thực hiện mô hình làm ăn hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững. Năm 2016, toàn xã có 1.498 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 36,5%, đến đầu năm 2019 địa phương còn 1.057 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 25,5%.

Thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 2%/năm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra, các cấp, các ngành và địa phương đã tập trung, chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, nhằm tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân. Chính vì vậy, với nhóm nghèo về thu nhập đã được hỗ trợ sinh kế, giới thiệu việc làm. Còn với nhóm nghèo về dịch vụ xã hội đã được hỗ trợ về nhà ở, nước sạch, y tế...

Đầu năm 2016 toàn tỉnh có 29.045 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,9%, đến nay giảm còn 7,1%, với 14.489 hộ nghèo. Đó là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng và vươn lên, cộng đồng trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân.

Ông Ngô Triều Phương, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nhấn mạnh: “Nhờ những giải pháp thiết thực, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra. Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống người nghèo và thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau””.

Năm 2019, toàn tỉnh có 4 xã được hỗ trợ thực hiện mô hình giảm nghèo liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi, tạo sinh kế... theo Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, với tổng kinh phí trên 1,1 tỉ đồng. Trong đó, xã Long Thạnh (huyện Phụng Hiệp) 285 triệu đồng, xã Vĩnh Thuận Tây (huyện Vị Thủy) 280 triệu đồng, xã Thuận Hòa (huyện Long Mỹ) 278 triệu đồng và xã Long Phú (thị xã Long Mỹ) 275 triệu đồng.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

推荐内容