Nhà mạng nhắn tin đề nghị khách hàng phản hồi để chặn cuộc gọi rác. |
Mới đây,àmạngnhắntingiụckháchhàngphảnhồiđểchặncuộcgọirákqbd uefa europa conference league Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng nhắn tin cho khách hàng của mình, đề nghị chung tay góp sức cùng nhà mạng ngăn chặn cuộc gọi rác. Theo đó, người dân nhận được tin nhắn khảo sát của doanh nghiệp được gửi tới ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ cuộc gọi rác sẽ nhắn tin phương án trả lời là “Có” hoặc “Không” trên tin khảo sát. Các nhà mạng sẽ dùng thuật toán lọc ra các thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác và gửi tin nhắn khảo sát tới khách hàng.
Ngoài việc trả lời tin khảo sát của nhà mạng, người dân có thể chủ động phản ánh về trường hợp nghi ngờ đã thực hiện hành vi cuộc gọi rác thông qua tổng đài 5656, website https://thongbaorac.ais.gov.vn của Bộ TT&TT hoặc tổng đài CSKH, các ứng dụng của nhà mạng. Mỗi người dân chỉ cần dành ra 3-5 giây gửi phản ánh khi có cuộc gọi rác thì vấn nạn này sẽ được xử lý triệt để.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long nhấn mạnh: “Bộ TT&TT yêu cầu các nhà mạng nghiêm túc thực hiện việc chặn cuộc gọi rác. Nếu nhà mạng nào không làm nghiêm sẽ bị xử phạt. Bộ TT&TT kiên quyết dẹp vấn nạn này cho người dân và xã hội. Tuy nhiên, muốn làm triệt để thì rất cần sự chung tay của người dùng di động. Khách hàng là người quyết định xem thuê bao đó có phải là thuê bao phát tán cuộc gọi rác hay không. Sau đó, cơ quan quản lý và nhà mạng tiến hành chặn và xử lý. Từ những thuê bao này, cơ quan chức năng sẽ rà quét những đối tượng, tổ chức phát tán cuộc gọi rác và có thể phối hợp với công an xử lý theo quy định của pháp luật”.
Trước thực trạng cuộc gọi rác đang tấn công khách hàng, Bộ TT&TT đã nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị có liên quan, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai nhiều biện pháp để xử lý. Bộ TT&TT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Nghị định đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm hạn chế cuộc gọi rác. Trong đó, quy định rõ “Chỉ được gọi quảng cáo khi đã được cấp Tên định danh (Brandname)[1], và không được phép sử dụng số điện thoại để gọi quảng cáo”.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 15/2020/NĐ tăng hình thức và các mức xử phạt có tính răn đe đối với hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Cụ thể: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng với hành vi “Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo khi chưa được cấp tên định danh hoặc sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo”.
Theo báo cáo của Cục Viễn thông, các nhà mạng đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật để chủ động phát hiện và ngăn chặn cuộc gọi rác. Trong 7 tháng đầu năm 2022 các doanh nghiệp đã chặn (khoá, huỷ) gần 190 nghìn thuê bao có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác.
Trả lời VietNamNet về kết quả sau khi ký cam kết ra quân xử lý cuộc gọi rác, các nhà mạng khẳng định số lượng cuộc gọi rác đã giảm đáng kể. Đại diện VinaPhone cho hay, các thuê bao bị hệ thống lọc nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác đã giảm khoảng 1/3 so với những ngày trước đó.
Đây là dấu hiệu tốt khi cơ quan quản lý và nhà mạng quyết tâm xử lý vấn nạn cuộc gọi rác tấn công khách hàng. Nhưng còn quá sớm để nói về hiệu quả triệt để vì có thể những đối tượng phát tán đang nằm chờ xem việc thực thi của các nhà mạng có quyết liệt và nghiêm túc hay không.
Thái Khang
Khách hàng bức xúc vì bị làm phiền, 7 nhà mạng cam kết chặn cuộc gọi rác
7 nhà mạng đã cùng ký cam kết kiên quyết xử lý cuộc gọi rác, tin nhắn rác, đồng thời rà soát các SIM kích hoạt sẵn trên kênh phân phối để xử lý.