BPO - Bình Phước có hơn 20 ngàn ha mặt nước với hàng trăm sông,ặtnướcnuocircitrồngthủysảlich bong da vn suối và hồ đập, nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây, Đội sản xuất và cung ứng giống thủy sản thuộc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã chủ động sản xuất những con giống có chất lượng nhằm thực hiện các chương trình dự án tái tạo nguồn lợi thủy sản, cung cấp các loại giống cá ra thị trường đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của người dân. Sản xuất cá giống bằng kỹ thuật phối giống nhân tạo Đội sản xuất và cung ứng giống thủy sản tại ấp Bù Xăng, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú có tổng diện tích 10 ha, trong đó diện tích mặt nước 5,8 ha, gồm 30 ao nuôi, 2 ao lắng và 1 ao nước thải. Để thực hiện quy trình lấy trứng và phối giống cá nhân tạo thì từ chiều hôm trước, cá lăng bố mẹ phải được kéo lên từ ao nuôi để tuyển chọn. Trong đó, cá mẹ có trọng lượng từ 2,5kg trở lên, mình dài, khỏe. Trước khi lấy trứng, cá mẹ được chích 2 liều kích dục tố. Trong đó, liều sơ bộ nhằm tạo cho cá hưng phấn. 6 giờ sau chích liều thứ 2 nhằm kích thích rụng trứng. Và 8 giờ sau liều thứ 2 thì trứng cá sẽ rụng. Lúc này, việc vuốt bụng cá để lấy trứng sẽ được thực hiện dễ dàng. Cá cái sau khi lấy trứng sẽ tiếp tục được chăm sóc chế độ đặc biệt để mau chóng phục hồi sức khỏe. Sau khoảng 15-20 ngày, cá cái lại tiếp tục quy trình sản xuất trứng theo tự nhiên. Mỗi cá mẹ được lấy trứng từ 3-4 năm. Các kỹ sư Đội sản xuất và cung ứng giống thủy sản, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đang thực hiện quy trình ấp trứng sau khi đã phối giống nhân tạo 1 cá lăng nha đực có thể thụ tinh cho 15-20 cá cái. Kỹ sư Hoàng Mạnh Hùng, Đội sản xuất và cung ứng giống thủy sản cho biết: Mỗi cá lăng đực chỉ lấy tinh trùng 1 lần để tránh bị đồng huyết, dị tật, chậm lớn và thoái hóa giống. Do vậy, đơn vị luôn nuôi cá hậu bị, hoặc mua con đực giống từ nơi khác về để sản xuất. Việc phối giống theo phương pháp nhân tạo đối với cá lăng nha đạt hiệu quả cao hơn so với tự nhiên. Đáp ứng con giống và kỹ thuật Gia đình anh Đoàn Văn Đức ở tổ 1, ấp Long Bình, xã Tân Quan, huyện Hớn Quản vừa đầu tư mô hình nuôi cá trên lòng hồ Suối Lai ở gần nhà. Kinh tế còn khó khăn nên anh chỉ xây dựng 100m2lồng, lưới, khung sắt để nuôi 1.000 con cá lăng nha, 300 con cá thác lác và rô phi. Toàn bộ giống cá anh đều mua từ Đội sản xuất và cung ứng giống thủy sản. Anh Đức cho biết, bình thường lòng hồ có độ sâu khoảng 10m. Mùa mưa, mực nước cao hơn nhưng được giới hạn bởi các rẫy trồng cao su. Mùa khô đỉnh điểm như năm nay nhưng nước vẫn sâu từ 5-7m và chưa bao giờ cạn. Do vậy, việc nuôi cá trong lòng hồ có nhiều khả quan. “Vì tôi chưa có kiến thức, kinh nghiệm nên việc xây dựng khung nuôi cũng như kỹ thuật chăm sóc cá còn khá lúng túng. 1.000 cá lăng nha tôi nuôi riêng 1 khung có diện tích 50m2, đáy lưới đặt ở độ sâu 2,5m. Cá thác lác và rô phi mỗi loại 1 lồng riêng. Tôi rất mong được phổ biến kiến thức, kinh nghiệm để phát triển nghề nuôi cá nói chung và cá lăng nói riêng” - anh Đức đề nghị. Ông Trần Văn Phương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh cho biết: Trong 2 năm 2015 và 2016, trung tâm đã hỗ trợ 40kg cá rô phi và trên 5.000 con cá giống lăng nha cho 5 hộ tại huyện Bù Gia Mập để phát triển mô hình nuôi cá, củng cố và hỗ trợ 13 tổ nghề nuôi cá trên địa bàn toàn tỉnh. Hằng năm, đơn vị đều tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản đáp ứng nhu cầu người nuôi.
Để phong trào nuôi cá nước ngọt ở Bình Phước phát triển, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế diện tích mặt nước, việc sản xuất và cung ứng giống các loài thủy sản của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh là hết sức cần thiết. Theo kế hoạch năm 2020, đơn vị này sẽ sản xuất khoảng 8.000kg cá giống, gồm các loại: lăng nha, chạch lấu, chép, rô phi, trắm cỏ và cá trê. Tuy nhiên, để loại hình kinh tế này phát triển, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư sản xuất giống thủy sản nước ngọt. Ngành nông nghiệp tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và nhân rộng các mô hình nuôi cá nước ngọt có hiệu quả kinh tế cao để người dân học tập và áp dụng. |