【bxh hạng 2 tbn】Nâng tầm cán bộ nữ trong giai đoạn mới

[Cúp C1] 时间:2025-01-26 21:48:14 来源:88Point 作者:World Cup 点击:81次

So với tiềm năng và nguồn lực của đội ngũ cán bộ nữ thì số cán bộ nữ là lãnh đạo,ầmcnbộnữtronggiaiđoạnmớbxh hạng 2 tbn quản lý ở các địa phương, đơn vị trong tỉnh vẫn còn thấp, cấp tỉnh 45/299 đồng chí, chiếm 15,05%; cấp huyện 66/407 đồng chí, chiếm 16,21%, cấp xã 197/1556 đồng chí, chiếm 12,66%. Đây là một trong những vấn đề đặt ra để nâng tầm cán bộ nữ trong giai đoạn mới...

Cán bộ phụ nữ Hậu Giang ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình. (Trong ảnh: Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và huyện Long Mỹ, cùng chính quyền địa phương tặng quà cho hội viên).

Những kết quả cao

Thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị 21 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, thời gian qua, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác cán bộ, cán bộ nữ.

Trọng tâm là Đề án “Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo”; Đề án “Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025”; chỉ đạo UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp lồng ghép trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới được quy định trong các văn bản của Trung ương, của tỉnh.

Đến nay, so với khu vực và cả nước, cán bộ nữ của tỉnh được quan tâm nhiều, tạo cơ hội tốt hơn; có sự vươn lên đảm nhận, khẳng định mình trên các cương vị lãnh đạo, quản lý. Tuy một số chỉ tiêu trong Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị chưa đạt trọn vẹn nhưng cũng đạt những con số khá ấn tượng so với những nhiệm kỳ trước.

Cụ thể, tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ này đứng thứ 2 trong khu vực ĐBSCL và cao hơn mức trung bình của khu vực 5,4% và cao hơn mức chung của toàn quốc là 4% (toàn quốc là 16%, khu vực ĐBSCL là 14,4%); tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Hậu Giang cao hơn mức trung bình của toàn quốc 2,07% và cao hơn so với tỷ lệ trung bình của khu vực hiện là 32,95%; tỷ lệ nữ đại biểu HĐND tỉnh cao hơn mức trung bình của khu vực xấp xỉ 4% và hơn mức toàn quốc 1%.

Những kết quả trên rất đáng trân trọng bởi bên cạnh sự lãnh đạo quyết liệt, có lộ trình của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác cán bộ nữ; sự tham gia, phối hợp của các ngành, các cấp còn có sự quyết tâm, nỗ lực, vượt khó vươn lên của đội ngũ cán bộ nữ trong tỉnh.

Mặc dù vậy, kết quả công tác cán bộ nữ của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, đó là so với tiềm năng và nguồn lực của đội ngũ cán bộ nữ thì số cán bộ nữ là lãnh đạo, quản lý ở các địa phương, đơn vị trong tỉnh vẫn còn thấp, cấp tỉnh 45/299 đồng chí, chiếm 15,05%; cấp huyện 66/407 đồng chí, chiếm 16,21%; cấp xã 197/1.556 đồng chí, chiếm 12,66%. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ sau tuy tăng hơn so với nhiệm kỳ trước nhưng so với mặt bằng chung của khu vực, cả nước và chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị cũng còn chưa đạt, ví dụ cấp ủy cấp tỉnh hiện 18,75%, Nghị quyết 11 yêu cầu phấn đấu đạt 25%. Nhiều đơn vị có tỷ lệ nữ trên 30% nhưng chưa có lãnh đạo chủ chốt là nữ…

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong kết quả công tác cán bộ nữ thời gian qua đó là một số cấp ủy, người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ về công tác cán bộ nữ; chưa an tâm, tin tưởng vào khả năng, năng lực của đội ngũ cán bộ nữ nên chưa mạnh dạn đưa vào quy hoạch, bồi dưỡng, xem xét bố trí cán bộ nữ vào chức danh lãnh đạo, quản lý. Công tác cán bộ ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn khép kín, nguồn cán bộ nữ để bổ nhiệm các chức danh chủ chốt còn ít.

Việc luân chuyển cán bộ nữ còn ít (nhiều nhiệm kỳ qua tỉnh chỉ luân chuyển được 1 đồng chí nữ từ tỉnh về huyện, 1 đồng chí từ tỉnh về xã). Thời gian qua tỉnh tuyển dụng cán bộ rất ít, chủ yếu khối nhà nước (do tinh giản biên chế và tổng biên chế giao cho tỉnh thấp) nên gặp khó trong tìm nguồn quy hoạch cán bộ nữ ứng cử, giữ chức danh lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh (nhiệm kỳ 2020-2025, quy hoạch cấp ủy tỉnh có tỷ lệ nữ 15,38%, nhiệm kỳ 2025-2030, quy hoạch cấp ủy tỉnh có tỷ lệ nữ 18,46%, trong khi tỷ lệ cấp ủy cần đạt theo Nghị quyết 11 là 25%).

Do chế độ về tiền lương, chính sách về liên thông công chức của cán bộ, công chức cấp xã còn bất cập, chưa khuyến khích cán bộ học tập để nâng cao trình độ. Và do một bộ phận cán bộ nữ tuy được đào tạo, bồi dưỡng đủ chuẩn nhưng năng lực thực tiễn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Một số ít cán bộ nữ thiếu tự tin, ngại va chạm, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên trong công tác nên gặp khó khăn trong phân công nhiệm vụ.

Phải quyết liệt hơn để đảm bảo tỷ lệ nữ trong quy hoạch

Khắc phục những hạn chế trong công tác cán bộ nữ, tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của tỉnh tương xứng với tiềm năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới; triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, các Đề án về công tác cán bộ của tỉnh, thời gian tới các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh cần quan tâm hơn nữa một số nhiệm vụ cơ bản.

Đó là, Ban Tổ chức Tỉnh ủy quan tâm làm đầu mối phối hợp Sở Nội vụ tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy rà soát tất cả các văn bản của Trung ương có liên quan đến công tác cán bộ nữ (gồm cả văn bản của Đảng và của Nhà nước), có so sánh với văn bản của tỉnh về mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, đặc biệt xem xét độ vênh về chỉ tiêu ở các văn bản của tỉnh so với yêu cầu của Trung ương, từ đó đề xuất giải pháp, lộ trình bổ sung hàng năm và giai đoạn phù hợp nhằm đạt được kết quả theo tình hình thực tế địa phương.

Trường Chính trị tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khi tham mưu tổ chức các lớp học tập lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng cán bộ có xem xét tỷ lệ nữ trong các lớp, mạnh dạn có ý kiến để có tỷ lệ nữ phù hợp với quy định, khi tổ chức lớp học có xem xét các điều kiện để cán bộ nữ được tham gia học tập một cách thuận tiện nhất.

Hội LHPN tỉnh có giải pháp tham mưu thực hiện phù hợp với vai trò của tổ chức hội, chú trọng tham mưu các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới, khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, ngại khó trong cán bộ nữ và đồng thời chỉ đạo các cấp hội tiếp tục phát huy vai trò, thực hiện chức năng đại diện giới, chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, giới thiệu, tạo nguồn cán bộ nữ.

Các cấp ủy địa phương, đơn vị phải thống nhất trong nhận thức và hành động, xem công tác cán bộ nữ là một nhiệm vụ thường xuyên và mang tính bền vững, lâu dài chứ không phải mang tính tạm thời, ngắt quãng. Công tác cán bộ nữ phải bắt đầu từ xa, từ rất sớm, phải đánh giá đúng năng lực, sở trường công tác và chiều hướng phát triển của cán bộ nữ.

Các đồng chí đứng đầu cấp ủy phải có biện pháp quyết liệt hơn để đảm bảo tỷ lệ nữ trong quy hoạch, việc quy hoạch phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm những cán bộ nữ, trẻ có triển vọng đã được đào tạo giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị. Xem xét thực hiện luân chuyển về giữ các chức danh chủ chốt, trưởng, phó các ngành huyện và xã, phường, thị trấn để rèn luyện, nâng cao năng lực thực tiễn.

Biểu dương, khen thưởng đơn vị làm tốt về công tác cán bộ nữ; công tác chuẩn bị nhân sự nữ cho Đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ tới. Kiên quyết không thông qua đề án quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm… nếu tỷ lệ nữ không đạt yêu cầu tối thiểu. Lãnh chỉ đạo và tạo điều kiện để hội LHPN các cấp thực hiện đầy đủ chức năng đại diện của tổ chức hội trong công tác cán bộ nữ.

Chị em cán bộ nữ phải không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, rào cản, tâm lý, những đặc điểm về giới... để tự tin thể hiện bản lĩnh của mình, phát huy vai trò, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…

Bài, ảnh: T.THỨC

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接