Đưa ra nhận định về thị trường bất động năm năm 2021,ịtrườngbấtđộngsảnTPHCMNămsẽtiếptụcpháttriểnổnđịxep hang ha lan đại diện Sở Xây dựng cho biết, thị trường sẽ tiếp tục phát triển ổn định, sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết sự lệch pha cung - cầu. Doanh nghiệpnước ngoài sẽ tiếp tục tìm kiếm có hội và đổ mạnh đầu tưvào thị trường bất động sảnViệt Nam, đặc biệt là TP.HCM. Theo đó, dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài vẫn là nguồn lực quan trọng của thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất đền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các khu đô thị mới, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, tình trạng “sốt, nóng” cục bộ tại một số dự ánnhà ở trong khu vực trung tâm có tiến độ thi công nhanh, chủ đầu tư uy tín, giá cả phù hợp.
“Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chính sách tín dụng, sự phát triển lệch pha cung - cầu, sự gia tăng nhanh của nhà đầu tư thứ cấp và chính sách thuế… sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản”, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM chia sẻ và thông tin thêm, trong thị trường bất động sản, sản phẩm đã hoàn thiện tồn kho mới đáng lo ngại. Nguyên do bởi, một căn hộ hay dự án nếu không sử dụng mà để càng lâu sẽ càng xuống cấp, doanh nghiệp lại phải tốn chi phí quản lý, bảo dưỡng… Còn tồn kho trong quá trình đầu tư xây dựng là việc không đáng lo ngại. Báo cáo về số liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn TP.HCM trong quý IV/2020 và cả năm 2020, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, tổng số dự án nhà ở đưa ra thị trường trong năm 2020 giảm 34% so với năm 2019. Cơ cấu sản phẩm mất cân đối, tỷ lệ phân khúc căn hộ bình dân giảm từ 51% xuống còn 1%. Phân khúc căn hộ trung cấp tăng từ 23,8% lên 56,9% và phân khúc căn hộ cao cấp tăng từ 25,2% lên 42,1%. “Đây là dấu hiệu lệch pha cung cầu và cũng là chỉ dấu rõ rệt nhất của sự phát triển thị trường bất động sản thiếu bền vững”, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM nhấn mạnh. Thông tin về việc chấp thuận đầu tư, Sở Xây dựng đã thẩm định trình UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư 11 dự án nhà ở thương mại, trong đó có 1 dự án điều chỉnh (tăng 10 dự án so với cùng kỳ năm 2019); Chấp thuận đầu tư 26 dự án nhà ở thương mại, trong đó có 12 dự án mới và 14 dự án điều chỉnh; Công nhận chủ đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại. Điều chỉnh công nhận chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư 01 dự án nhà ở thương mại; Chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư 03 dự án nhà ở thương mại; Thu hồi, hủy bỏ Quyết định về chấp thuận đầu tư và công nhận chủ đầu tư 02 dự án nhà ở thương mại; Phê duyệt dự án Khu liên hợp nhà ở - văn phòng - thương mại Tản Đà - Hàm Tử (quận 5) và danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
Về cấp phép xây dựng, trong năm 2020, toàn thành phố đã cấp 41.286 Giấy phép xây dựng (giảm 22% so với năm 2019), với tổng diện tích sàn xây dựng lên tới hơn 13,6 triệu m2. Trong đó, Sở Xây dựng cấp 138 Giấy phép, giảm 25 Giấy phép xây dựng được cấp trong năm 2019. Đánh giá biến động giá và lượng bất động sản các quý so với năm 2019, Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, theo quy định, chỉ số giá bất động sản sẽ do Tổng cục Thống kê chủ trì thực hiện. Do vậy, số liệu liên quan đến giá giao dịch và lượng giao dịch bất động sản nhà ở trên địa bàn thành phố, Sở Xây dựng không có số liệu cụ thể nên không thể đánh giá và so sánh biến động với những năm trước. “Trong năm 2020, thị trường bất động sản với lượng giao dịch chậm hơn so với năm 2019, tình trạng lệch pha cung - cầu tăng đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu rất lớn của các đối tượng thu nhập thấp trên địa bàn thành phố, thị trường bất động sản cần tập trung cho nhà ở phân khúc bình dân, đây là nhu cầu lớn của thị trường”, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết. |