【bảng xếp hạng mexico liga de expansion】Ngành thủy sản đề nghị có chính sách hỗ trợ toàn chuỗi sản xuất
Doanh nghiệp thủy sản lo đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất,ànhthủysảnđềnghịcóchínhsáchhỗtrợtoànchuỗisảnxuấbảng xếp hạng mexico liga de expansion xuất khẩu | |
Nguy cơ đứt gãy sản xuất nông nghiệp, chuỗi cung ứng rất lớn | |
Tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản |
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bộ NN&PTNT. Ảnh: Đức Thịnh |
4 áp lực cùng lúc
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về sản xuất, tiêu thụ thủy sản những tháng cuối năm 2021 và bàn giải pháp để chủ động sản xuất thủy sản diễn ra sáng nay 4/9/2021, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năm nay mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản là 8,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 lần 4 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nói chung, thuỷ sản nói riêng. Đến nay, 17 cảng cá đã có F0. Sản phẩm cá tra tiêu thụ khó khăn, tôm càng khó khăn hơn.
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) thông tin thêm, hiện còn 17 cảng cá đang tạm dừng hoạt động. Đáng chú ý, việc bốc dỡ, mua bán, đặc biệt là khâu vận chuyển thủy sản với các tỉnh khác gặp khó khăn, dẫn đến tiêu thụ thủy sản khai thác chậm, đứt gãy. Giá sản phẩm thủy sản giảm 15-20% so cùng kỳ năm trước.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) nêu rõ, hiện doanh nghiệp toàn ngành thuỷ sản đối mặt 4 áp lực cùng lúc.
Thứ nhất là vấn đề lao động. Các nhà máy sản xuất tập trung ít cũng có vài trăm, nhiều thì có vài nghìn công nhân. Doanh nghiệp lớn có khoảng 5.000-7.000 công nhân. Khi nguồn vắc xin không đầy đủ, 70% nhà máy đã phải ngừng sản xuất để đáp ứng mục tiêu ưu tiên chống dịch. Chỉ 30% nhà máy duy trì được hoạt động sản xuất nhờ áp dụng “3 tại chỗ”.
Trong số 30% nhà máy này cũng chỉ huy động được khoảng 20-40% số công nhân. Điều này khiến nhà máy phải giảm công suất, dẫn tới doanh nghiệp không đủ lượng hàng cung cấp cho khách theo hợp đồng đã ký; đồng thời cũng không tiến hành thu mua được nguyên liệu từ khai thác cũng như nuôi trồng.
Khó khăn thứ hai đến từ phía khách hàng. 19 tỉnh, thành phố phía Nam tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 từ giữa tháng 8/2021 đến nay khiến doanh nghiệp chịu sức ép lớn. “Khách sẽ có điều chỉnh cắt giảm hàng hoặc ép giá vì tổng chi phí của họ tăng lên, ta không đủ hàng. Tuần này đang là thời điểm rất “căng” khi trao đổi với khách hàng”, ông Nam nói.
Khó khăn thứ ba được Phó Tổng Thư ký Vasep đề cập đến là nguyên phụ liệu. Ở khâu chế biến, nhiều nguyên phụ liệu như bao bì, nilon, máy hút chân không… các nhà máy đều cần nguồn cung cấp từ TPHCM. Hạn chế này không được tháo gỡ sẽ khiến doanh nghiệp không thể duy trì sản xuất lâu.
Khó khăn cuối cùng ông Nam chia sẻ là khi công suất giảm, người lao động giảm, thiếu nguyên phụ liệu thì tổng chi phí của doanh nghiệp lại tăng lên.
Người lao động nghỉ việc nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả lương nghỉ việc. Với lao động tham gia “3 tại chỗ”, doanh nghiệp phải trả chi phí lớn hơn 50% thông thường bởi ngoài lương còn có tiền phụ thêm, chi phí lo ăn, lo điều kiện vật chất… Chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm hiện rất lớn.
Có chính sách hỗ trợ toàn chuỗi thuỷ sản
Trước các khó khăn nêu trên, Vasep kiến nghị lãnh đạo Bộ NN&PTNT hỗ trợ tác động tới các địa phương, sớm tiến hành tiêm vắc xin mũi 1 cho ngành thuỷ sản; đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng, cùng doanh nghiệp làm việc với các địa phương khi doanh nghiệp trình phương án sản xuất trở lại trong bối cảnh giãn cách từng phần hoặc giãn cách toàn phần.
Từ góc độ địa phương, ông Nguyễn Văn Buội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre nêu rõ, với tình hình khó khăn hiện nay, Bộ NN&PTNT nên kiến nghị Chính phủ giảm tiền điện cho người nuôi vì phi phí này trong nuôi tôm rất lớn. Mức độ giảm giá điện mong muốn là 15-20% và trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ tháng 9/2021.
Một số địa phương khác đều có chung kiến nghị về câu chuyện khơi thông nguồn vốn. Theo đó, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản về lãi suất ngân hàng với điều kiện các doanh nghiệp này phải xây dựng chuỗi liên kết với vùng nuôi, khai thác.
Doanh nghiệp toàn ngành thuỷ sản đang đối mặt chất chồng khó khăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ giao hàng. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Riêng về vắc xin, kiến nghị của Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre cũng là mong muốn chung của nhiều địa phương. “Bến Tre rất ưu tiên tiêm vắc xin cho chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp nói chung và thuỷ sản nói riêng. Tuy nhiên, nguồn vắc xin của Bộ Y tế chuyển về các tỉnh hiện nay rất ít và địa phương mong muốn tăng nguồn vắc xin trong thời gian tới”, ông Buội nói.
Nhìn về tổng thể các khó khăn toàn ngành thuỷ sản đang phải đối mặt, ông Trần Đình Luân đề nghị Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương quan tâm rà soát, có chính sách hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhất là người dân trực tiếp sản xuất (về thuế, điện, vốn…).
“Với Ngân hàng nhà nước, kiến nghị khoanh nợ, giãn nợ đối với các khoản vay tín dụng cho doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động trong chuỗi thủy sản bị ảnh hưởng do covid-19; đồng thời cung cấp thêm tín dụng với mức lãi xuất hợp lý để cho người dân và doanh nghiệp tái đầu tư phục hồi sản xuất”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản nhấn mạnh.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 2.704,8 nghìn tấn, tăng 0,8%; kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt trên 5,6 tỷ USD, tăng 7,1%. Đáng chú ý, xuất khẩu thủy sản tháng 8/2021 giảm mạnh ở các mặt hàng hải sản (cá ngừ); cá tra và tôm giảm đến 29,7% so với tháng trước. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·Quảng Trị: Trang trại nuôi hơn 10.000 con lợn xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng
- ·Kon Tum: Thu hồi dung dịch uống Calcium
- ·Tàn thuốc lá không chỉ là rác mà còn gây ô nhiễm lớn thứ 2 trên toàn cầu
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·CTCP nghiên cứu và phát triển Dược Phẩm TIPHARCO VINA sản xuất viên bổ thần kinh không phù hợp với t
- ·Thu hồi 2 lô sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Capita
- ·Hà Nội kiểm soát chặt chất lượng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm an toàn tại các chợ dân sinh
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Những nhược điểm của thiết kế ô tô hình hộp ảnh hưởng tới người dùng
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Triệt phá đường dây mua bán tân dược giả thương hiệu nổi tiếng quy mô lớn tại TPHCM
- ·An Giang: Thu giữ 2.500 bao thuốc lá điếu không rõ nguồn gốc
- ·Phát hiện tàu chở 15.000l dầu không rõ nguồn gốc
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Khánh Hòa xử lý cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu
- ·Nhiễm trùng, chảy dịch mủ trong miệng sau tiêm filler cằm tại spa
- ·Thu gom trôi nổi hơn 800 thùng ngô ngọt, chai xì dầu càng cua, củ cải muối về bán kiếm lời
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Bác sĩ cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm từ phương pháp tiêm meso để trẻ hóa