【kqbd tho nhi ky】Lắng lòng bên dòng POTOMAC
“Emily,ắnglòngbêndòkqbd tho nhi ky con đi cùng cha/Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc/ - Ði đâu cha?/ - Ra bờ sông Pô-tô-mác...”.
Tác giả (cầm cờ Việt Nam) trong một sinh hoạt ngoại khóa của giới trẻ bên dòng Potomac. |
Đó là những gì tôi biết, qua bài thơ "Emily con ơi" của nhà thơ Tố Hữu trước khi đến với thành phố Washington D.C có dòng Potomac huyền thoại. Chuyện kể về người đàn ông tên là Norman R. Morrison, vào một ngày không có mưa và giông bão, đã từ biệt đứa con gái bé bỏng và thương yêu của mình (Emily) bên dòng Potomac và ra đi. Ông đã tự biến mình thành ngọn lửa trước lầu Năm Góc để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Từ đó, dòng Potomac chảy vào huyền thoại của nhiều thế hệ người Việt, trong đó có tôi…
Lang thang dọc dòng sông, tôi nhớ Huế da diết bởi dòng Potomac cũng chia thủ đô Washington thành hai bờ Nam Bắc, những bãi thảm cỏ xanh mượt chạy dài miên man như vô tận với những chiếc thuyền du lịch ngược xuôi.
Thật thú vị khi có một cuộc nói chuyện dài với Josh W., người đàn ông đến từ một quốc gia nhỏ ở Bắc Mỹ đang làm việc trong tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ. Anh đã đi hầu hết các nước trên thế giới và địa điểm năm tới sẽ là Việt Nam. Bên dòng sông, từ hai người xa lạ đã trở nên thân quen qua những câu chuyện về tự do, độc lập dân tộc, cho đến khi màn đêm buông xuống...
Một lần, người tài xế xe bus ở Đại học Texas Tech biết tôi là người Việt Nam liền kéo tay chỉ vết sẹo dài - kỷ niệm buồn khi ông tham chiến tại chiến trường Việt Nam và nói lời xin lỗi vì những gì quân đội Mỹ đã gây ra. Rồi từ đó, ông hay cho tôi xuống xe những nơi mà tôi cần dừng dù không có biển BUS STOP như thể hiện cho sự “đặc cách” riêng của ông dành cho người Việt. Hay giáo sư Daniel đang dạy môn tâm lý mà tôi thường trò chuyện ở hồ bơi cũng từng hành quân đến Phú Bài, Tuy Hòa, Long Thành... Ông hồ hởi khi gặp được người Việt Nam để nói về sự hàn gắn sau chiến tranh.
Ở đây, tôi có nhiều người bạn Mỹ yêu mến Việt Nam và cũng đã từng nhiều lần đến Huế. Tôi đã nhiều lần trò chuyện với T.S Steve Maxner - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Đại học Texas Tech (nơi đang lưu giữ bản gốc cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm), người mà năm nào cũng đưa sinh viên ngành lịch sử đến Việt Nam trong hơn một tháng để tìm hiểu thực tế. Đó là T.S Ralph Ferguson - Vụ Phó sau đại học. Là gia đình T.S-BS Fredman làm việc ở Khoa Mắt - Đại học Y Dược Lubbock, người đang hỗ trợ đào tạo kỹ thuật tại Bệnh viện Mắt TPHCM mà tôi đang đề xuất với ông về việc hợp tác với Bệnh viện Mắt Huế. Như thế để cảm nhận được tình bằng hữu của những người dân Mỹ trong và sau cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Cũng lâu lắm rồi, kể từ 34 năm sau ngày Morrison mất, vợ anh và các con gái đã có chuyến đi tới Việt Nam vào tháng 4-1999. Trở lại nước Mỹ, bà Anne viết lại những cảm xúc: “Thật cảm động khi chúng tôi được nghe những câu chuyện kể về tình cảm mà rất nhiều người Việt Nam dành cho Morrison khi biết anh tự thiêu để phản đối cuộc chiến Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Hơn tất cả, chúng tôi nghẹn ngào trước những giọt nước mắt của họ khi kể lại dù đã hơn 30 năm trôi qua. Tôi như cảm thấy Morrison đã bắn một mũi tên của tình yêu thương và sự đồng cảm từ trái tim anh tới trái tim của người Việt Nam và mũi tên ấy vẫn còn nằm nguyên vẹn ở đó...’’.
Và 15 năm sau chuyến đi ấy, tôi tình cờ gặp bà Julie Durham ở sự kiện phóng sinh bướm ở công viên đường số 44. Sau đó bà mời gia đình tôi đi ăn ở quán Saigon Café ở đường số 50. Bà tâm sự, chỉ cần mời được gia đình Việt Nam ăn cơm thôi là bà đã sung sướng vì đã có cơ hội cảm tạ, đáp lại những gì bà đã được nhận của người Việt Nam khi đến du lịch tại đất nước hình chữ S. Bà còn kể về những lần xuống đường phản chiến khi mình còn trẻ rồi bà khóc khi kể về lần viếng thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh tại T.P Hồ Chí Mình. Có lẽ không có lời xin lỗi nào chân thành hơn từ khóe mắt của bà mà tôi cảm nhận được!
Trong lần gia đình bà Morrison tiếp xúc với Tố Hữu - cố nhà thơ xứ Huế (có lẽ cũng là một trong những cuộc gặp cuối cùng của nhà thơ với những người bạn nước ngoài, những người bạn Mỹ), Emily cũng đã tặng ông bài thơ do chính mình viết trong đó có đoạn: “...Ở Mỹ tôi như đứa trẻ lạ thường/Với một quá khứ không ai biết/Ở Mỹ, nhiều người không hề thích/Kể về tuổi thơ mình/Nhất là về người cha đã chết...”
Tôi cũng có một đứa con gái và tôi hiểu được khoảnh khắc khi mình ra khỏi nhà để đi làm việc mà con gái chạy theo kéo áo hỏi khi nào bố về. Emily khi đó chỉ mới 18 tháng, còn quá nhỏ để hỏi bố mình câu hỏi này nhưng rồi khi Emily lớn lên, chắc chắn sẽ mong muốn rằng con gái mình sẽ kể với bạn bè về những kỉ niệm đẹp với gia đình và dòng Potomac không còn phải chứng kiến cảnh thắt lòng như vậy nữa. Emily chỉ mong dòng Potomac mãi là màu xanh. Bởi màu xanh của hòa bình, của hy vọng cũng chính là màu xanh của mọi dòng sông đang chảy trên hành tinh này.
(责任编辑:Thể thao)
- Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- Tạo môi trường cho sinh viên trưởng thành
- Xót xa người đàn ông bị bệnh lạ “ăn” mòn khuôn mặt
- 100% huyện, thị thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích
- Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- Mô hình trường học mới: Lấy học sinh làm trung tâm
- 3.000 người sẽ mít tinh ra quân thực hiện tháng an toàn giao thông
- Tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa hè
- Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- Truy tặng Bằng khen cho học sinh dũng cảm quên mình cứu bạn
- Tất cả vì sự thụ hưởng của Nhân dân
- Thăm, tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng
-
Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
Ảnh minh họa. (Nguồn: medscape.com)Những bệnh gây thoái hóa như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) có ...[详细] -
Chị Lê Song Tùng: Tận tâm với công tác dân số
Di chứng của chất độc da cam khiến tay, chân của chị không lành lặn, sức khoẻ yếu, việc đi lại gặp n ...[详细] -
260 lao động tham gia sàn giao dịch việc làm lần II
Đại diện các doanh nghiệp, trường nghề tư v̐ ...[详细] -
Nghị lực vươn lên của những nạn nhân da cam
Từ ngày thành lập đến nay, các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) trong tỉnh đã vận động trên ...[详细] -
Chị Hà Anh thân mến!Vợ chồng em sinh được 1 b&e ...[详细]
-
Đã hơn 1 tháng nay, cứ khoảng 14-16 giờ hằng ng&agra ...[详细]
-
Dạy học theo chủ đề tích hợp: Khó hay dễ?
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn được xem là một trong những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn ...[详细] -
Đã bao đời nay, Tết trở thành lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam ...[详细]
-
Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
Cụ thể, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đề nghị truy tố 5 bị can, gồm: Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi ...[详细] -
Trường ĐH Nam Cần Thơ là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp yêu cầu đổi mới và hội nh ...[详细]
Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
Hưởng ứng nuôi con bằng sữa mẹ, 2.000 phụ nữ cho con bú tập thể
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- Người cộng tác viên y tế cơ sở tận tuỵ
- Ðôi bạn “Sinh viên năm tốt” đam mê môn tiếng Anh
- Chùa Quang Minh tổ chức lễ cầu siêu anh linh 150 liệt sĩ
- Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- Sau khi nhậu, một thanh niên mất tích trên sông
- Hãy giúp chị Thái Thị Thân vượt qua cảnh nghèo!