【bong ket qua】Hôn nhân hạnh phúc của 'Ông cố vấn' Vũ Đình Thân và vợ kém 10 tuổi
Hẹn gặp NSƯT Vũ Đình Thân phỏng vấn nhân dịp ông tái xuất màn ảnh với vai Ông Đồ Quán trong phim "Bình minh phía trước".
"Ông cố vấn" năm nào vẫn gương mặt và nụ cười hiền hậu,ônnhânhạnhphúccủaÔngcốvấnVũĐìnhThânvàvợkémtuổbong ket qua mái tóc ngắn giờ đã để dài đậm chất nghệ sĩ… Nhấp một ngụm trà, ông kể về hôn nhân với người vợ thứ 2, lý do tái xuất màn ảnh và cả những tiếc nuối về vai diễn trong bộ phim cùng tên "Ông cố vấn".
"Gà trống nuôi con" với tôi bình thường lắm!
Nhiều khán giả thắc mắc cuộc sống của "Ông cố vấn" sau 25 năm và khi nghỉ hưu thì thế nào?
- Thời gian biểu của tôi bây giờ chủ yếu dành cho gia đình, thi thoảng gặp gỡ, giao lưu và uống cafe với đồng nghiệp, bạn bè. Thăm cháu nội, cháu ngoại. Nói chung, cuộc sống của tôi bình thường như bao người về hưu khác thôi.
Cảm giác ông rất mãn nguyện về cuộc sống hiện tại?
- Mãn nguyện. Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại. Người ta bảo người hạnh phúc là người hài lòng với những gì mình đang có đúng không bạn? (cười).
Nhưng để có được sự hài lòng và mãn nguyện ở hiện tại thì ông cũng trải qua không ít thăng trầm trước đó. Hơn 10 năm sống cảnh "gà trống nuôi con" với ông hẳn là hành trình đầy vất vả?
- Ấy thế mà với tôi chẳng khó khăn hay vất vả gì đâu. Có thể với nhiều người đàn ông khác, "gà trống nuôi con" là một vấn đề lớn khi đảm đương cả hai vai, vừa làm bố và vừa làm mẹ. Nhưng tôi thấy... bình thường lắm!
Nhiều người đàn ông khác không biết chăm con, không biết cho con ăn, không biết đi chợ và nấu nướng. Nhưng tôi có thể làm tốt tất cả những việc đó.
Đối với đàn ông, sau khi đổ vỡ, họ thường sớm tìm bến đỗ mới nhưng với NSƯT Vũ Đình Thân thì khác, ông lựa chọn đi bước nữa khi tuổi đời không còn trẻ?
- Tất cả đều ở quyết định của mình, do mình lựa chọn cả.
Lúc hai người hai ngả, con chúng tôi vẫn còn rất nhỏ, đó là mất mát và điều nuối tiếc lớn nhất với bọn trẻ. Vì thế khi con trai còn bé tôi không có tâm trạng và chẳng muốn lấy vợ vì sợ làm tổn thương nó lần nữa.
Người mẹ kế dù tử tế thế nào, tốt ra sao thoạt đầu cũng khó được trẻ chấp nhận vì nó chưa hiểu chuyện. Mình quát nạt thậm chí đánh đòn nó có thể được, nhưng mẹ kế làm thế, dù có ý tốt, cũng khiến thằng bé suy nghĩ... Cuộc sống sẽ phức tạp.
Nên khi con lớn rồi tôi mới suy nghĩ cho hạnh phúc của mình, mới yên tâm để tìm người bạn đời tựa vào nhau những năm tháng tuổi già.
Với ông, cuộc hôn nhân thứ hai cũng không hẳn là do duyên số?
- Theo tôi, vợ chồng đến với nhau dù trẻ hay già đều có duyên số cả đấy. Nhiều năm mình tìm chẳng thấy nhưng bỗng một ngày gặp một người, gắn bó và ở bên nhau cả đời.
Hạnh phúc là sống chân thành, cảm thông với nhau
Bà xã hiện tại kém ông 10 tuổi, sự chênh lệch tuổi tác có bao giờ là rào cản khi hai người về chung một nhà?
- Chúng tôi đến với nhau khi hai người đều ở vào hoàn cảnh giống nhau: cô ấy chồng mất, còn tôi hôn nhân đổ vỡ. Tôi nghĩ, có lẽ do ông trời se duyên.
Và cũng bởi vậy, dù chênh lệch 10 tuổi nhưng giữa chúng tôi luôn có sự đồng cảm, hiểu và cảm thông cho nhau. Chúng tôi đã đi bên nhau qua những khó khăn, thăng trầm và gần như không hề có mâu thuẫn gì. Tôi nghĩ, xây dựng hạnh phúc chẳng có bí quyết gì ngoài việc chúng ta sống chân thành, hiểu và thông cảm với nhau.
Và hôn nhân của ông bao năm qua vẫn hạnh phúc dù không có con chung?
- Chúng tôi khi đó đã nhiều tuổi, lên chức ông chức bà cả rồi. Con cái cũng đã lớn, nếu sinh con người phụ nữ sẽ thấy ngại hơn. Nên chúng tôi nghĩ ở vậy cũng chẳng sao cả.
Điều gì ở bà xã kém 10 tuổi khiến ông yêu và trân trọng?
- Bà xã tôi là người rất chăm lo cho gia đình và yêu thương chồng con. Bà là người miền núi, tính cách chân thật, giản dị, hiền lành, hợp với tôi - cũng là người thích cuộc sống đơn giản, không màu mè.
Lấy vợ rồi khoản nấu nướng của ông còn phát huy như trước?
- Tôi nấu ăn giỏi lắm đấy, có lẽ khoản vào bếp phải đạt 10 điểm (cười). Nếu không đi làm phim, hằng ngày tôi đi mua thức ăn nấu cơm như bao phụ nữ bình thường khác. Tôi vẫn thường xuyên vào bếp nấu ăn cho vợ con. Tôi xem đó là niềm vui của mình.
Đi chợ, các bà bán hàng có khuyến mại ông không?
- Làm gì có. Họ thậm chí còn bán đắt hơn ấy chứ, vì cho rằng diễn viên thiếu gì tiền (cười).
Tái xuất màn ảnh vì vai nhỏ nhưng chức lại to
Sau thời gian mất tích khá lâu trên truyền hình, NSƯT Vũ Đình Thân lại quyết định "tái xuất" với vai Ông Đồ Quán trong "Bình minh phía trước"?
- Tôi đã nghỉ diễn nhiều năm. Nhận vai vì vai tuy nhỏ nhưng "chức" lại to (cười lớn). Khi đạo diễn, NSƯT Bùi Tuấn Dũng gọi điện mời tôi, tôi vui vẻ nhận lời ngay vì đó là tình anh em. Vai diễn cũng mới mẻ, tôi muốn tham gia.
Thêm nữa, đất Phù Lưu, Bắc Ninh, cũng là mảnh đất nhiều kỷ niệm với tôi, phim đầu tiên tôi chạm ngõ điện ảnh "Đến hẹn lại lên" cũng quay ở đó. Tôi đã từng ở Bắc Ninh nhiều thời gian. Mỗi thứ một chút làm cho tôi muốn xuất hiện lại, cũng để xem khán giả còn nhớ đến tôi không?
Ông có thể tiết lộ chút ít về vai diễn mới này?
- Tôi vào vai bố của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Nhận được vai diễn tôi cũng thấy vui, hãnh diện và tự hào.
Vai Ông Đồ Quán hay tuyến nhân vật trong "Bình minh phía trước" nó sẽ gợi mở ra cả một xã hội của đất nước đầu thế kỷ XX.
Ông có gặp khó khăn khi đóng vai Ông Đồ Quán, vì "Ông cố vấn" 25 năm trước vẫn là cái bóng quá lớn?
- Tôi không dám nhận "Ông cố vấn" là vai diễn lớn, cái bóng quá lớn của mình.
Là nghề nghiệp diễn xuất, sống bằng nghề diễn nên tôi nghĩ chẳng có cái gì khó hay vai nào khó với mình cả. Mỗi nhân vật có số phận, cảm xúc và cách thể hiện khác nhau. Tuổi của Ông Đồ Quán trong phim với tuổi tôi cũng tương đương.
"Ông cố vấn" là niềm vinh hạnh của tôi
Hành trang với nghề diễn của NSƯT Vũ Đình Thân khá dày dặn với rất nhiều vai diễn. Nhưng đến nghỉ hưu, khi nhắc đến NSƯT Vũ Đình Thân công chúng vẫn chỉ nhớ đến ông với cái tên "Ông cố vấn". Có bao giờ ông thấy buồn vì điều đó?
- Khi tôi được nhà văn Hữu Mai đề xuất vào vai Hai Long, đạo diễn Lê Dân chấp thuận ngay. Khi cầm kịch bản, tôi thường xuyên đến gặp Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ để trao đổi từng chi tiết. Điều thuận lợi là ngay từ những thước phim đầu tiên, Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ cũng như nhà văn Hữu Mai đều rong ruổi theo đoàn làm phim từ Phát Diệm, Ninh Bình, Hà Nội, Huế, TPHCM để theo dõi từng cảnh quay, chỉnh sửa từng lời thoại, lối diễn cho đúng với hoàn cảnh, thực tiễn nhằm đảm bảo tính chính xác của sự kiện.
Sau này, thỉnh thoảng vào dịp Quốc khánh 2/9, bộ phim được phát lại trên truyền hình. Tuy được xem phim nhiều lần, các nhân vật chính đều thuộc lòng nhưng tôi vẫn thích được xem lại "Ông cố vấn" bởi sự lôi cuốn đầy gay cấn của phim.
Đối với tôi, cuộc đời nghệ sĩ chỉ cần một vai để lại dấu ấn thôi cũng đã thành công và vinh hạnh rồi. Không thể đóng 10 vai khán giả nhớ đến mình cả 10 được.
Hơn 25 năm sau "Ông cố vấn", nhớ lại vai diễn của mình năm xưa, ông có còn điều gì tiếc nuối?
- Điều tôi tiếc nuối là kịch bản được nhà văn Hữu Mai xây dựng tới 50 tập trên cơ sở 53 chương tiểu thuyết của ông. Nhân vật Vũ Ngọc Nhạ của tôi làm cố vấn cho 3 đời tổng thống Việt Nam cộng hòa là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh nhưng tôi chỉ vào vai "cố vấn" cho một đời Tổng thống Ngô Đình Diệm với 10 tập đầu rồi... hết phim!
Hãng phim Hội Nhà văn được Nhà nước cấp kinh phí để làm phim "Ông cố vấn", sau đó không cấp tiền nữa nên phim phải dừng lại cho đến nay.
Tôi tiếc bởi càng về sau, kịch bản càng hấp dẫn nên không thể hiện được trọn vẹn nhân vật từ đầu đến cuối phim như trong tiểu thuyết...
Trở lại vai Ông Đồ Quán, sau vai diễn này, NSƯT Vũ Đình Thân có tái xuất màn ảnh nhiều hơn?
- Tôi cũng không dám chắc. Nếu có kịch bản hay, hấp dẫn, vai diễn phù hợp, tôi thấy thích và hào hứng, cảm thấy mình đảm đương được thì tôi mới nhận làm.
Tôi cũng có tuổi rồi. Đi quay cũng mệt mỏi nên tôi ít làm lắm, trừ trường hợp đặc biệt như vừa rồi. Về mảng đạo diễn tôi cũng ngừng.
Trông ông vẫn còn phong độ, tóc dài nghệ sĩ lắm?
- Bây giờ tôi bận... đi chơi nhiều hơn: đi chơi với bạn bè, đi du lịch, thế thôi. (Cười).
(Theo Dân trí)