【kết quả giải bóng đá vô địch quốc gia】Ấn tượng 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu

作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 14:57:42 评论数:
Kỷ lục kim ngạch xuất nhập khẩu 112 tỷ USD của Hải quan Hải Phòng
Đạt 700 tỷ USD,ẤntượngtỷUSDkimngạchxuấtnhậpkhẩkết quả giải bóng đá vô địch quốc gia xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt Thái Lan và Indonesia, đứng thứ 2 ASEAN
Ấn tượng 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu

Rút ngắn chu kỳ

Dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận, những năm qua, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Qua đó, các dấu mốc trăm tỷ USD được rút ngắn đáng kể.

Góp phần vào thành tích ấn tượng của xuất nhập khẩu những năm qua không thể không nhắc đến vai trò tạo thuận lợi thương mại của ngành Hải quan. Trong công tác quản lý nhà nước về hải quan, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực và đạt kết quả tích cực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

Từ đầu năm đến trung tuần tháng 12/2022, đã có 14,5 triệu tờ khai làm thủ tục hải quan, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó có 7,5 triệu tờ khai xuất khẩu, tăng 5,4% và hơn 7 triệu tờ khai nhập khẩu, tăng 4,7%. Số lượng tờ khai làm thủ tục hải quan điện tử chiếm 97,5%. Số lượng doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa là 96.100 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo phương thức điện tử chiếm 99,8% với kim ngạch chiếm 99,95%. Hiện có 46 ngân hàng thương mại tham gia phối hợp thu ngân sách với Tổng cục Hải quan, trong đó 36 ngân hàng thương mại thực hiện thu qua Cổng thanh toán điện tử 24/7...

Năm 2007, lần đầu tiên xuất nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 2011, con số này tăng gấp đôi. 4 năm sau đó, xuất nhập khẩu của Việt Nam cán mốc 300 tỷ USD. Cột mốc 400 tỷ USD được ghi nhận vào giữa tháng 12/2017; 500 tỷ USD được thiết lập vào giữa tháng 12/2019 và 600 tỷ USD được lập vào ngày 30/11/2021. Mốc mới 700 tỷ USD đã được ghi nhận vào ngày 15/12/2022.

Trong 20 năm (giai đoạn 2002-2021), kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt con số 5.146 tỷ USD. Đáng chú ý, riêng 10 năm gần đây (2012-2021), đạt 4.110 tỷ USD, gấp gần 4 lần 10 năm về trước cộng lại.

Dấu mốc mới thể hiện bước tiến quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thể hiện độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn khi kim ngạch xuất nhập khẩu gần gấp đôi GDP (GDP của Việt Nam năm 2022 được ước tính đạt từ 390 đến 400 tỷ USD).

Sự phát triển nhanh của hoạt động xuất nhập khẩu đã cho thấy hiệu quả trong việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam. Hiện nay, nước ta đã ký 15 FTA song phương và đa phương, trong đó các hiệp định này bao phủ hầu hết các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… Thực tế ghi nhận ngoài các thị trường chủ lực, truyền thống, năm 2022 đánh dấu sự tăng trưởng đáng ghi nhận với các nước đối tác thuộc châu Mỹ lần đầu có FTA với Việt Nam như: Canada, Peru, Mexico…, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu.

Xét về loại hình doanh nghiệp, năm 2022 ghi nhận sự tăng trưởng khả quan của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam như Samsung, LG, Intel… các doanh nghiệp FDI vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Cụ thể, hết tháng 11/2022, doanh nghiệp FDI đạt 468,7 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 252,64 tỷ USD, tăng 14,5%, chiếm 73,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; chiều ngược lại, nhập khẩu của đạt 216,06 tỷ USD, tăng 9,5%, chiếm 65,2% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Ấn tượng 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu

Những con số “trăm tỷ đô”

Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại rộng khắp với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, tập trung vào các đối tác lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN…

Ấn tượng 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu

Nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, trong khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu số 1. Từ đầu năm đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 101 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 15,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc đạt 109,46 tỷ USD, tăng 10% (tương ứng tăng 9,93 tỷ USD). Về tổng quan, đây cũng là hai đối tác có kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD trở lên. Trong đó, Trung Quốc xếp vị trí số 1 (hết tháng 11 đạt 162 tỷ USD); trong khi đó, Hoa Kỳ đạt 114,68 tỷ USD.

Ấn tượng 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu

Một ấn tượng khác đến từ sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Ngoài những nhóm hàng chủ lực với kim ngạch hàng chục tỷ USD tiếp tục duy trì doanh số ấn tượng như điện thoại; máy vi tính; máy móc, thiết bị; dệt may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ…, năm 2022 ghi nhận lần đầu tiên ngành hàng xuất khẩu truyền thống là thủy sản cán mốc 10 tỷ USD.

Ấn tượng 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu

Đóng góp quan trọng vào kết quả xuất nhập khẩu trong năm qua không thể không nhắc đến sự vươn lên của nhiều địa phương trong cả nước. Trong đó TPHCM tiếp tục duy trì vị thế đầu tàu và là địa phương duy nhất có quy mô kim ngạch đạt “trăm tỷ đô”. Ngoài ra, các địa phương trọng điểm khác cũng duy trì đà tăng trưởng đáng ghi nhận như Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Nội… hay sự vươn lên mạnh mẽ của Bắc Giang để vào nhóm có kim ngạch hàng chục tỷ USD/năm.

Ấn tượng 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu

Có thể nói, kết quả ấn tượng của xuất nhập khẩu năm 2022 thể hiện hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nỗ lực trong thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi của các bộ, ngành, địa phương trong đó không thể không nhắc đến vai trò của Tổng cục Hải quan- Cơ quan Thường trực Ủy Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại. Đặc biệt, kỳ tích xuất nhập khẩu vượt 700 tỷ USD có vai trò hết sức quan trọng từ nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, người lao động trong khắc phục khó khăn để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

Kết quả đạt được trong năm 2022 sẽ tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục hướng đến những mục tiêu cao hơn, sớm đạt mốc 1.000 tỷ USD.

Đứng thứ 2 ASEAN

Với sự tăng trưởng ấn tượng kể trên, vị trí của Việt Nam trên bản đồ thương mại toàn cầu có sự vươn lên mạnh mẽ. Năm 2006, WTO ghi nhận Việt Nam xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và 44 về nhập khẩu. Đến năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng 20. Trong ASEAN, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vượt qua nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… để đứng vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore). Với kết quả ấn tượng ghi nhận trong năm 2022, thứ hạng của nước ta có thể tiếp tục được nâng cao.

Duy trì xuất siêu ở mức cao

Theo Tổng cục Hải quan, những năm gần đây, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt. Từ năm 2011 trở về trước, Việt Nam luôn trong trạng thái thâm hụt kéo dài với con số nhập siêu lên đến hàng tỷ USD, trong đó con số nhập siêu lớn nhất được ghi nhận lên đến 18,02 tỷ USD trong năm 2008.

Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, cán cân thương mại đổi chiều, chuyển sang xuất siêu liên tục (trừ năm 2015, có mức thâm hụt 3,55 tỷ USD). Năm 2020, thương mại hàng hóa của nước ta đã đạt kỷ lục với con số thặng dư lên tới 19,94 tỷ USD. Kết thúc năm 2021, thặng dư thương mại giảm mạnh nhưng vẫn đạt 3,32 tỷ USD. Cập nhật 11 tháng đầu năm 2022, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại đã tăng cao trở lại, đạt 10,68 tỷ USD.

最近更新