【soi keo bayer】Giải quyết 69 đơn, thư liên quan đến bầu cử
Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường báo cáo tại hội nghị |
Tính đến 17 giờ ngày 14/5/2021,ảiquyếtđơnthưliênquanđếnbầucửsoi keo bayer Tiểu ban Giải quyết khiếu nại, tố cáo của Hội đồng bầu cử Quốc gia tiếp nhận được 164 đơn thư của công dân có nội dung khiếu nại, tố cáo và phản ánh về công tác bầu cử và ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Thông tin trên được Tổng thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường cho biết tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bầu cử.
Tiếp tục xem xét khiếu nại, tố cáo
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ông Cường nêu rõ, qua phân loại có 12 đơn tố cáo, phản ánh về người ứng cử đại biểu Quốc hội. 11 đơn nhận trước ngày 12/5/2021 và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, báo cáo Hội đồng theo quy định. Còn 1 đơn nhận sau ngày 12/5/2021, Tiểu ban Tiểu ban Giải quyết khiếu nại, tố cáo của Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ có văn bản chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xác minh và báo cáo Hội đồng bầu cử Quốc gia xem xét theo thẩm quyền và phục vụ công tác thẩm tra tư cách đại biểu nếu ứng cử viên đó trúng cử.
Tuy nhiên, ông Cường không nói rõ danh tính của ứng viên này.
Ông Cường cũng cho biết có 112 đơn tố cáo, phản ánh về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; 34 đơn tố cáo, phản ánh về việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác và lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, 6 đơn không liên quan đến bầu cử.
Tiểu ban Giải quyết khiếu nại, tố cáo của Hội đồng bầu cử quốc gia đã chuyển đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết 69 đơn; xếp lưu 95 đơn (62 đơn trùng; 33 đơn không rõ nội dung, đơn không liên quan đến bầu cử). Công tác xác minh, giải quyết đang được đẩy nhanh, đảm bảo quy định của pháp luật bầu cử và các quy định khác của pháp luật.
Đến nay, Tiểu ban đã nhận được 14 văn bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền liên quan đến người ứng cử và công tác bầu cử. Trong đó, có 2 văn bản trả lời về 5 người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Theo kết quả xác minh, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, các nội dung công dân thông tin, phản ánh về các nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã được các cơ quan Nhà nước có có thẩm quyền xem xét, giải quyết và trả lời đúng quy định của pháp luật.
Một số trường hợp ứng cử có đơn phản ánh liên quan đến quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, hồ sơ cán bộ, uy tín... Tuy nhiên, các nội dung phản ánh đó đều đã được các cấp có thẩm quyền của Trung ương và địa phương xem xét, hoàn thiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; khi thực hiện công tác cán bộ, nhất là quá trình thực hiện quy trình bố nhiệm cán bộ, quy hoạch cán bộ, giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Do vậy các ứng cử viên đều đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW ngày 20/01/2021 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ông Cường khẳng định.
Giảm hai ứng viên đại biểu Quốc hội
Về ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV, theo báo cáo trên cơ sở kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, ngày 27/4/2021, Hội đồng bầu cử quốc gia đã ban hành Nghị quyết số 559/NQ-HĐBCQG công bố danh sách 868 người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở 184 đơn vị bầu cử trong cả nước.
Trong đó, số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV do Trung ương giới thiệu là 203 người; địa phương có 665 người, đạt tỷ lệ 1,74 người ứng cử trên 1 đại biểu được bầu (có 09 người tự ứng cử).
Sau đó, trên cơ sở đề nghị của tỉnh Kiên Giang và thành phố Hà Nội, Hội đồng bầu cử quốc gia có văn bản điều chỉnh danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo đơn vị bầu cử trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và thành phố Hà Nội.
Sau điều chỉnh này tổng số người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tính đến thời điểm này giảm xuống còn 866 người, đạt tỷ lệ 1,73 người ứng cử trên 1 đại biểu được bầu.
Cơ cấu kết hợp: phụ nữ: 393 người (45,38%); Người dân tộc thiểu số: 185 người (21,36%); Người ngoài Đảng: 74 người (8,55%); tái cử: 204 người (23,56%); Người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 224 người (25,87%). Số người tự ứng cử là 9 .
Về công tác vận động bầu cử, ông Cường nêu rõ, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tại các địa phương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố đã tổ chức để ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử với số cuộc và hình thức phù hợp với thực tế.
Những địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội hoặc các biện pháp phong tỏa không thể tổ chức theo hình thức tập trung hoặc có trường hợp người ứng cử bị mắc Covid -19 đã lựa chọn hình thức phù hợp như tổ chức hội nghị trực tuyến, vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, Trang thông tin điện tử của các tổ chức phụ trách bầu cử; in gửi chương trình hành động và tiểu sử của ứng cử viên đến cử tri tại các khu dân cư, hộ gia đình.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/264c799131.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。