【cheonan city fc】'Tàu ngầm Trường Sa 01' chưa đủ cơ sở để thử nghiệm trên biển

Đó là đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình (KH&CN) trong buổi báo cáo với Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân về mô hình nghiên cứu “Tàu ngầm Trường Sa 01” của ông Nguyễn Quốc Hòa,àungầmTrườngSachưađủcơsởđểthửnghiệmtrênbiểcheonan city fc Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa, tỉnh Thái Bình.

Quá trình nghiên cứu “Tàu ngầm Trường Sa 01”

Mô hình tàu ngầm này do ông Nguyễn Quốc Hòa tự bỏ kinh phí đầu tư nghiên cứu. Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa là đơn vị sản xuất máy in, máy cắt giấy cung cấp cho thị trường trong nước. Sản phẩm của Công ty gồm nhiều loại như máy in cuốn sử dụng công nghệ Flexo và công nghệ in offset, máy cắt cuộn A4. Đặc biệt năm 2013, doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, chế tạo và sản xuất máy in tách tờ trong đó tích hợp 03 công nghệ cắt giấy, in màu, đóng vở. Thiết bị này đã được xuất khẩu cho 1 doanh nghiệp Nhật Bản.

Gần đây, ông Nguyễn Quốc Hòa đã tự đầu tư kinh phí để nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm tàu ngầm mini mang tên “Tàu ngầm Trường Sa 01” có chiều dài 8,8m; chiều cao 3m, phần thân tầu và hệ thống lái được làm bằng phương pháp gia công cơ khí. Tàu lắp 2 động cơ Diezen loại 90HP đã qua sử dụng và các thiết bị chuyên dụng khác.

 

Tàu ngầm Trường Sa 01

Tầu ngầm Trường Sa 01 của ông Nguyễn Quốc Hòa. Ảnh internet

Trong vấn đề lựa chọn công nghệ, ông Hòa chia sẻ: “Nếu thiết kế tàu ngầm sử dụng điện ắc quy thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều nhưng sẽ tốn kém. Tôi đã lựa chọn phương pháp sử dụng động cơ Diezen và kèm theo việc thiết kế hệ thống tuần hoàn khí độc lập API”.

Ông Hòa cho biết thêm: Khó khăn nhất trong việc chế tạo tàu ngầm là đó là nghiên cứu ứng dụng công nghệ API (Trên thế giới mới có 06 nước phát triển nghiên cứu ứng dụng thành công) theo ông Hòa, công nghệ API sau khi thử nghiệm, ứng dụng cho tầu ngầm được coi là thành công vì trước khi lắp ráp vào trong tầu ngầm, hệ thống đã được vận hành nhiều giờ liên tục cho kết quả tốt.

Sau đó, ông Hòa đã đưa tầu ngầm Trường Sa vào thử nghiệm trong bể nước tự tạo tại khuôn viên của Công ty (chủ yếu thử nghiệm công nghệ API và cân bằng tĩnh)

Ông Nguyễn Quốc Hòa đã có báo cáo với Sở KH&CN Thái Bình: Việc chế tạo tàu ngầm là ý tưởng riêng và ông tự bỏ kinh phí nên ông không muốn công bố hướng nghiên cứu trước khi thử nghiệm thành công. Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là sẽ đưa tầu ngầm thử nghiệm tại vùng biển có độ sâu thích hợp để tính toán khả năng hoạt động lặn, nổi, cơ động với hệ thống lái, định vị vệ tinh, rada quét thủy âm…

Cũng tại buổi làm việc với Sở KH&CN Thái Bình, ông Hòa đề nghị: Các cơ quan chức năng của tỉnh hỗ trợ về mặt thủ tục để ông Hòa có thể đưa tàu thử nghiệm ở vùng biển có độ sâu thích hợp; và nếu các thử nghiệm thành công, ông mong muốn các cơ quan chức năng tạo điều kiện ứng dụng, phục vụ các mục tiêu hữu ích cho xã hội.

“Tầu ngầm Trường Sa 01” cần được nghiên cứu để hoàn thiện hơn

Sau khi Công ty TNHH Cơ khí Quốc Hòa có công văn số 11/HC gửi UBND tỉnh Thái Bình đề nghị cho phép và hỗ trợ thử nghiệm trên biển “Tầu ngầm Trường Sa 01”. Ngày 24/4/2014, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức cuộc họp để giải quyết đề nghị của Công ty, trong đó đã phân tích và đi đến thống nhất: Tầu ngầm Trường Sa 01 có một số vấn đề chưa đủ cơ sở để tổ chức chạy thử.

UBND tỉnh Thái Bình kết luận: Tầu ngầm không có hồ sơ thiết kế; hệ thống an toàn và tuần hoàn khí chưa đảm bảo; không có hệ thống thông tin; hệ thống cân bằng chưa ổn định; phương án an toàn và cứu hộ chưa đủ độ tin cậy.

Theo báo cáo tóm tắt của Vụ phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương, ngày 29/5/2014, Công ty TNHH Quốc Hòa đã cho tầu xuống Công ty đóng tàu Đại Dương thuộc cảng Diêm Điền với lý do sửa chữa, song đã tự ý chạy thử và thuê 2 tầu của ngư dân đang đỗ tại cảng của Công ty đóng tầu Đại Dương để đi áp tải trong quá trình chạy thử. Công ty TNHH Cơ khí Quốc Hòa không báo cáo hoạt động này với các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình.

 

Tàu ngầm Trường Sa 01

Ông Nguyễn Quốc Hòa cho thử nghiệm tầu ngầm tại bể nước của công ty (ảnh internet)

Ngay sau khi có báo cáo của địa phương về sự việc này, Bộ KH&CN đã tiến hành tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế và có công văn trả lời (Công văn số 1170/BKHCN-ĐP), trong đó nêu rõ: Bộ KH&CN hoan nghênh tinh thần say mê, tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo của ông Nguyễn Quốc Hòa. Tuy nhiên, để thiết kế chế tạo và thử nghiệm thành công thì “Tầu ngầm Trường Sa 01” cần phải tuân thủ và đáp ứng các quy định hiện hành của pháp luật về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phải được sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép thử nghiệm; Bộ KH&CN sẵn sàng xem xét và hỗ trợ nghiên cứu việc chế tạo “Tầu ngầm Trường Sa 01” sau khi có ý kiến đánh giá và đề xuất của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

Về phía Sở KH&CN Thái Bình, trong khả năng quyền hạn, Sở sẽ tác động tích cực để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN để đưa vào cuộc sống. Sở cũng đề nghị công ty cần phối hợp với các nhà khoa học, các cơ quan chức năng, cá nhân có năng lực về lĩnh vực này để tiếp tục hoàn thiện việc chế tạo tầu ngầm. Việc tiến hành thử nghiệm trên biển, đề nghị Công ty chú ý đến an toàn cho phương tiện và con người khi triển khai, và phải được các cơ quan chức năng cho phép.

Và cho đến hiện tại, Bộ KH&CN vẫn chưa nhận được báo cáo chính thức về việc nghiên cứu, chế tạo “Tầu ngầm Trường Sa 01” của Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa.

Hương Giang

 

Mỹ lộ thiết kế tàu ngầm hạt nhân tương lai
Thể thao
上一篇:Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
下一篇:Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết